Cho thuê chuyến bay: Nước cờ thú vị này đã giúp Vietjet Air nẫng tay trên thị phần từ Vietnam Airlines

3 năm qua, tỷ trọng doanh thu từ cho thuê chuyến bay của Vietjet Air liên tục tăng mạnh, đóng góp lớn vào tổng doanh thu vận chuyển hành khách. Tính trung bình, cứ 4 chuyến bay của hãng thì có 1 chuyến là cho thuê.

Cho thuê chuyến bay là một dịch vụ được cả các hãng hàng không như Vietjet và các công ty lữ hành như Saigon Tourist hay Vietravel ưa thích. Tại đây, các công ty du lịch sẽ thuê nguyên một chiếc phi cơ của Vietjet, chỉ để chở hành khách mua tour của công ty mình tới các điểm du lịch. Với hình thức này, Vietjet coi như bán được toàn bộ ghế, đảm bảo công suất vận hành máy bay, trong khi công ty du lịch sẽ được hưởng mức giá ưu đãi. Đây là cách làm cả đôi bên đều có lợi.

Nhiều năm trước, chỉ có những công ty du lịch nước ngoài mới đủ điều kiện tài chính để thuê nguyên một chiếc máy bay. Tuy nhiên, những năm gần đây các công ty trong nước đã bắt đầu chú trọng việc này, thậm chí còn mạnh dạn đầu tư mở đường bay để phát triển du lịch.

Từ năm 2011, để thúc đẩy thị trường du lịch, Cục xúc tiến du lịch đã hỗ trợ một vài công ty du lịch trong nước đưa khách đến đảo Jeju bằng máy bay thuê bao. Một tour 5 ngày khi đó không cần visa, có giá chỉ từ 13-14 triệu đồng/người, đã thu hút rất nhiều du khách và các chuyến bay hầu như lúc nào cũng kín chỗ.

Từ đó đến nay, các chuyến thuê nguyên máy bay ngày một nhiều lên và hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air đang tận dụng rất tốt cơ hội này.

Theo số liệu từ Vietjet Air, doanh thu cho thuê chuyến bay của Vietjet đang liên tục tăng mạnh những năm gần đây. Năm 2014, doanh thu thuê chuyến chỉ 412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 7% trong tổng doanh thu vận chuyển hành khách, thì sang năm 2015 doanh thu này đã tăng hơn 3 lần, lên 1.337 tỷ đồng, tỷ trọng cũng tăng vọt lên 15,6%.

Báo cáo mới nhất của Vietjet Air cho thấy, năm 2016 vừa qua doanh thu cho thuê chuyến bay vẫn tiếp tục tăng mạnh, lên tới 2.632 tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2015 và tỷ trọng hiện đã chiếm gần 22% trong cơ cấu doanh thu. Nói nôm na, cứ 4 chuyến bay của Vietjet thì có 1 chuyến là cho thuê nguyên máy bay.

[caption id="attachment_50710" align="aligncenter" width="452"] Ảnh: CafeF[/caption]

Doanh thu từ cho thuê chuyến bay tăng mạnh đã góp phần tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của Vietjet năm qua. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2016 đạt 2.363 tỷ đồng, lớn gấp hơn 2 lần năm trước.

Trong báo cáo giới thiệu doanh nghiệp mới đây của Vietjet Air, hãng hàng không này cho biết thị phần bay nội địa đạt khoảng 41% và đã gần bắt kịp Vietnam Airlines hiện là 42%.

Trong khi đó, trên sàn chứng khoán, Vietjet Air cũng vừa vượt mặt Vietnam Airlines. Giá trị vốn hóa thị trường của Vietjet Air tính đến ngày 6/3 đã lên 41.220 tỷ đồng trong khi Vietnam Airlines chưa tới 40.000 tỷ đồng.

[caption id="attachment_50709" align="aligncenter" width="599"] Ảnh: CafeF[/caption]

Theo Minh Quân Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video