Chính phủ chốt phương án nghỉ lễ, Tết 2019

Tết Âm lịch 2019, người lao động được nghỉ năm ngày cùng với bốn ngày nghỉ của hai dịp cuối tuần. 

Thủ tướng vừa chấp thuận đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ lễ, tết năm 2019 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Theo đó, dịp Tết Dương lịch sẽ nghỉ từ thứ hai (ngày 31/12/2018) đến hết thứ ba (ngày 1/1/2019) và đi làm bù vào thứ bảy (ngày 5/1/2019). Như vậy, cộng thêm ngày thứ bảy và chủ nhật thì người lao động sẽ nghỉ liền bốn ngày.

Dịp Tết Âm lịch, Chính phủ cho phép công chức được nghỉ năm ngày từ thứ hai (ngày 4/2/2019) đến hết thứ sáu (ngày 8/2/2019). Như vậy, tính cả thứ bảy, chủ nhật liền kề của hai dịp cuối tuần, dịp Tết Âm lịch, công chức được nghỉ 9 ngày.

Dịp lễ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày quốc tế lao động 1/5, công chức sẽ nghỉ từ thứ hai (ngày 29/4/2019) đến hết thứ tư (ngày 1/5/2019); đi làm bù vào thứ bảy (ngày 4/5/2019). Tổng cộng, người lao động có nghỉ 5 ngày.

[caption id="attachment_99695" align="aligncenter" width="500"] Lịch nghỉ Tết âm lịch. Đồ họa: Tiến Thành.[/caption]

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, cá nhân. Các cơ quan không thực hiện nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hằng tuần sẽ căn cứ kế hoạch cụ thể để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), hầu hết các bộ ngành và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã gửi ý kiến về Bộ Lao động đồng thuận với phương án nghỉ Tết nguyên đán trong 9 ngày.

"Phương án này tạo điều kiện cho bà con có thời gian chuẩn bị Tết, các đơn vị vận tải cũng phục vụ hành khách tốt hơn", ông Thắng nói và cho biết, năm nay cơ quan này trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết sớm để các doanh nghiệp dịch vụ chủ động kế hoạch cho các dịp lễ tết như tàu xe, hàng không....

Theo Đoàn Loan Vnexpress

Tags:

Lần thứ ba Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2005: Văn hóa luôn là một trong những trụ cột của phát triển bền vững tại Việt Nam

Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, sự bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông… là điều kiện thuận lợi diễn ra quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh cơ hội quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc, toàn cầu hóa đem đến tác động tiêu cực đối với những giá trị truyền thống cũng như làm gia tăng tính ngoại lai trong hoạt động và dịch vụ văn hóa.

Nam A Bank tiếp tục đồng hành TOP 2 Miss Cosmo Vietnam 2025 trên hành trình lan tỏa giá trị cộng đồng

Với vai trò Ngân hàng chính thức của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 – Miss Cosmo Vietnam 2025, Nam A Bank đã trao tặng thẻ tín dụng Nam A Bank Visa Platinum đến Tân Hoa hậu, Á hậu, các giải thưởng phụ và Top 5 chung cuộc. Đồng thời, Ngân hàng sẽ tiếp tục sát cánh cùng tân Hoa hậu, Á hậu trên hành trình đương nhiệm sắp tới.

Phát triển công nghiệp văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam

Âm nhạc dân tộc Việt Nam là một tiềm năng kết nối cộng đồng, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa bằng nhiều sự kiện hấp dẫn trong và ngoài nước. Để lan tỏa, bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống của 54 dân tộc anh em, hiện có nhiều liên kết giữa các tỉnh, địa phương, lớn hơn là Việt Nam và quốc tế.

Thúc đẩy du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Điện ảnh có vai trò như một “sứ giả văn hóa và du lịch” - không chỉ truyền tải vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử, con người, mà còn thúc đẩy đối thoại, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Video