Chỉ trong hơn 1 năm, các ngân hàng đã cho vay mới với lãi suất ưu đãi tới hơn 3,1 triệu tỷ đồng

Tính đến ngày 5/4/2021, các ngân hàng đã cũng đã miễn, giảm, hạ lãi suất vay vốn cho các khách hàng cũ với dư nợ hơn 1,2 triệu tỷ đồng.

Chỉ trong hơn 1 năm, các ngân hàng đã cho vay mới với lãi suất ưu đãi tới hơn 3,1 triệu tỷ đồng

Ảnh minh hoạ

Theo số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 05/4/2021, các TCTD đã triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo thông tư 01/2020 (có hiệu lực từ 13/3/2020) của NHNN. 

Cụ thể, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 261.954 khách hàng với dư nợ 356.985 tỷ đồng; Miễn, giảm, hạ lãi suất vay vốn cho 663.332 khách hàng với dư nợ 1.273.475 tỷ đồng; Cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 3.161.033 tỷ đồng cho 456.649 khách hàng.

Ngoài ra, NHCSXH đã thực hiện gia hạn nợ cho 171.638 khách hàng với dư nợ 4.277 tỷ đồng, cho vay mới đối với 2.567.488 khách hàng với số tiền 92.952 tỷ đồng.

Đến 31/1/2021 (thời điểm dừng giải ngân theo quy định), NHNN đã giải ngân cho NHCSXH với tổng số tiền 42,9 tỷ đồng và NHCSXH đã cho vay trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố với dư nợ 41,82 tỷ đồng đối với 245 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho 11.276 người lao động; dư nợ chương trình đến nay là 39,66 tỷ đồng.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video