CEO nhà hàng cua nổi tiếng chia sẻ về những lần “tiếp chiêu” với các vị khách lạ: "Họ ngồi hơn 4 tiếng để ăn cho hết tận 30 con cua”!

Nữ CEO này đã mở ra một khía cạnh khác để người tiêu dùng nhìn nhận về việc kinh doanh của các nhà hàng buffet.

Buffet đã không còn là loại hình ăn uống mới mẻ với số đông người Việt ở thời điểm hiện tại. Có người đi ăn buffet là vì có nhiều lựa chọn phong phú về đồ ăn nhưng cũng có trường hợp với sức ăn phi thường thì luôn nghĩ phải vào đó mới "lãi". Và xung quanh câu chuyện thực khách của nhà hàng buffet thì có biết bao nhiêu điều để kể, tích cực có mà tiêu cực thì cũng chẳng vừa.

Mới đây, có CEO của một nhà hàng buffet cua nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ về chuyện kinh doanh của mình. Theo đó, nếu như khách hàng mong muốn đi ăn phải "huề vốn" hoặc "có lãi" nhiều bao nhiêu thì phía nhà hàng lại càng phải chật vật nghĩ kế sách để ra menu bấy nhiêu. Sự trao đổi qua lại này vô hình tạo nên bức tranh hậu trường vô cùng khắc nghiệt.

CEO nhà hàng cua nổi tiếng chia sẻ về những lần “tiếp chiêu” với các vị khách lạ: Họ ngồi hơn 4 tiếng để ăn cho hết tận 30 con cua”! - Ảnh 1.

Kinh doanh nhà hàng buffet có ngon ăn như mọi người tưởng?

Nữ CEO nói trên tên là Đoàn Thị Anh Thư, là chủ của thương hiệu buffet cua. Thư cho biết đã khởi nghiệp kinh doanh cua từ cách đây vài năm nhưng phải đến tận 2019 này mới trở nên ổn định. Thời gian đầu, Thư đặt mức giá 269k/người cho mỗi suất buffet ăn thoải mái.

Sở dĩ Thư chọn phương án kinh doanh này là vì nghĩ rằng trung bình mỗi người chỉ ăn hết 6 con cua là không thể tải nổi nữa nhưng thực tế cho thấy con số phải lên đến 12. Thậm chí, có những người còn ngồi suốt cả 4 tiếng để ăn hết 30 con cua. Với kiểu khách hàng này, Thư không chóng thì chầy cũng phải đóng cửa nếu không thay đổi.

CEO nhà hàng cua nổi tiếng chia sẻ về những lần “tiếp chiêu” với các vị khách lạ: Họ ngồi hơn 4 tiếng để ăn cho hết tận 30 con cua”! - Ảnh 2.

Nữ CEO Anh Thư

Thời gian đó, Thư phải kiêm tất cả các vị trí từ đầu bếp, nhân viên thu ngân đến cả phục vụ để đảm bảo lấy công làm lãi. Tuy nhiên, sức người không thể địch lại nổi cho nên mới phải tính đến một kế hoạch dài hơi hơn. Chiến lược đó của Thư là đặt mức giá cao hơn trước khoảng 100k, đồng thời chỉ cho một lượng cua nhất định còn lại sẽ không giới hạn các món ăn khác. Với cách này, Thư ổn định mọi thứ tốt hơn và dần mở thêm các cửa hàng khác.

CEO nhà hàng cua nổi tiếng chia sẻ về những lần “tiếp chiêu” với các vị khách lạ: Họ ngồi hơn 4 tiếng để ăn cho hết tận 30 con cua”! - Ảnh 3.
CEO nhà hàng cua nổi tiếng chia sẻ về những lần “tiếp chiêu” với các vị khách lạ: Họ ngồi hơn 4 tiếng để ăn cho hết tận 30 con cua”! - Ảnh 4.

Nữ giám đốc phải có "chiêu" giới hạn trên menu thì mới giữ được nhà hàng.

Qua đây có thể thấy, đứng trên phương diện của người mua thì đương nhiên một khi đã bỏ tiền ra họ phải thỏa mãn được nhu cầu (với một số cá nhân thực sự chưa có ý thức tốt trong việc sử dụng đồ ăn như lấy quá nhiều dẫn đến lãng phí thì sẽ không bàn ở đây). Còn lại, nếu đặt mình vào vị trí của người kinh doanh thì với loại hình ăn uống buffet như thế này quả thật là hơi rủi ro. Bởi nếu nhà hàng đông khách thì họ sẽ có thể lấy chỗ nọ bù chỗ kia chứ còn trường hợp chỉ có lượng khách vừa phải hoặc vắng quá thì sẽ không thể đủ chi phí được.

Do vậy, người đi ăn từ bây giờ cũng đừng quá thắc mắc chuyện tại sao nhà hàng lại set mức giá A và chỉ cho dùng những thứ x,y,z. Bởi một khi đã kinh doanh thì các ông chủ sẽ phải nắm chắc phần lãi chứ không ai chịu lỗ cả. Một mức giá A người mua nghĩ sẽ mua được nhiều hơn nhưng với nhà hàng thì không thể được, họ sẽ phải trả rất nhiều chi phí bao gồm cả phần thức ăn thừa không thể tái sử dụng.

CEO nhà hàng cua nổi tiếng chia sẻ về những lần “tiếp chiêu” với các vị khách lạ: Họ ngồi hơn 4 tiếng để ăn cho hết tận 30 con cua”! - Ảnh 5.

Chuyện áp mức giá cho các gói buffet chính là chiến lược kinh doanh của nhà hàng.

Theo Nhân Mã (Helino)

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.