Cáp treo Núi Bà Tây Ninh: 9 tháng lãi gần 88 tỷ đồng, vượt 13% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm

9 tháng đầu năm 2016, Cáp treo Núi Bà Tây Ninh báo lãi 87,59 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trừ các loại thuế, phí còn lãi ròng trên 70 tỷ đồng; EPS đạt 5.477 đồng.

tct
CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (mã chứng khoán TCT) vừa công bốbáo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm 2016. Riêng quý 3/2016, Cáp treo Núi Bà Tây Ninh đạt 19,2 tỷ đồng doanh thu, giảm 36% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu là doanh thu vận chuyển. Doanh thu quảng cáo được gần 126 triệu đồng. Quý này công ty không ghi nhận doanh thu từ bán bia (bán hàng hóa - đây là hàng hóa mang lại khảon doanh thu khá lớn cho công ty thời điểm trước đây). Lợi nhuận sau thuế đạt 4,28 tỷ đồng, giảm 1 tỷ đồng so với quý 3 năm ngoái. Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận quý 3 giảm 19% so với cùng kỳ do công ty đã trích lập dự phòng 600 triệu đồng cho khoản đầu tư vào CTCP Khách sạn Hòa Bình Tây Ninh. Đáng chú ý, khoản trích lập này trên BCTC của công ty đang thể hiện là “tạm trích lập dự phòng”, chưa ghi nhận giá trị khoản đầu tư này. Mặt khác, quý 3 năm nay phát sinh thêm khoản mục chi phí mới là chi phí sử dụng dịch vụ môi trường, chi phí sửa chữa hệ thống cáp treo, máng trượt dẫn đến lợi nhuận giảm.

bctc tct

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh đạt 128,56 tỷ đồng doanh thu, giảm 12% so với cùng kỳ, trong khi đó giá vốn giảm sâu đến 62% nên lợi nhuận gộp đạt trên 107,8 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, do chi phí tăng mạnh nên kết quả 9 tháng đầu năm 2016, TCT báo lãi 87,59 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trừ các loại thuế, phí còn lãi ròng trên 70 tỷ đồng; EPS đạt 5.477 đồng.

Toàn bộ gần 12,8 triệu cổ phiếu TCT của công ty chính thức niêm yết trên HoSE từ tháng 3/2016 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 55.500 đồng/cổ phiếu. Đến nay, sau gần 7 tháng, cổ phiếu TCT đã từng leo lên mức giá 63.000 đồng/cổ phiếu nhưng đã giảm nhiệt quay về mức 56.000 đồng/cổ phiếu.

Theo Trí thức trẻ/TCT

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video