Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19

Cuộc sống sinh hoạt của những hộ dân trong khu phong tỏa tại 3 khu vực với gần 500 người tại quận 6, TP HCM (nơi cư trú của các bệnh nhân Covid-19 vừa phát hiện), đều diễn ra bình thường, mọi người tuân thủ các quy định của cơ quan chức năng.
Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 1.

Cả 3 khu vực gồm 148 hộ gia đình với gần 500 khẩu được phong tỏa vì có ca mắc Covid-19 thuộc địa bàn phường 3, phường 7, phường 9 tại quận 6, TP HCM.

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 2.

Theo ghi nhận của phóng viên ngày 3-12, cuộc sống sinh hoạt của những hộ dân tại 3 khu vực bị phong tỏa diễn ra bình thường, mọi người đều chấp hành các quy định của cơ quan chức năng

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 3.

Đa phần người dân đều ở yên trong nhà, hạn chế tiếp xúc gần với những người xung quanh tại khu vực.

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 4.

Tại 2 đầu các hộ từ đầu Lô E Lò Gốm và hẻm Lô C Phạm văn Chí (phường 7, quận 6) được cơ quan chức năng lập chốt kiểm soát dịch bệnh, có hàng rào chắn, biển cảnh báo. Tại các chốt kiểm soát, có đầy đủ lực lượng chức năng chốt trực.

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 5.

Nhu yếu phẩm thiết yếu đều được tập kết tại nơi quy định trước khi đưa vào trong. Lực lượng chức năng sẽ đọc tên người nhận đến lấy. Trước khi nhận hàng hoá, người dân phải rửa tay khử khuẩn và đảm bảo khoảng cách 2 m với bên ngoài.

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 6.

Trong khi đó, người dân tại khu vực các hộ từ đầu hẻm 106 Bình Tiên đến nhà 97/16/2 Phạm Phú Thứ (phường 3, quận 6) cũng hạn chế tiếp xúc.

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 7.

Dù các khu vực bị phong tỏa vì có ca mắc Covid-19 vắng lặng, nhưng lực lượng chức năng luôn túc trực bên ngoài để tạo điều kiện cho việc đưa hàng hoá, lương thực từ bên ngoài vào và ngược lại.

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 8.

Khi người dân có nhu cầu gửi đồ từ bên trong ra khỏi khu vực phong tỏa sẽ có lực lượng chức năng phun sát khuẩn trước khi mang ra ngoài.

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 9.

Các hàng quán lân cận khu vực bị phong tỏa đều chủ động ngưng buôn bán.

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 10.

Lực lượng dân quân tự vệ thường xuyên phun thuốc sát khuẩn để phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các khu vực bị phong toả.

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 11.

Mỗi ngày, người dân trong khu vực phong tỏa sẽ được nhận đủ 2 bữa trưa và chiều. Mỗi phần cơm gồm: cơm, canh và đồ mặn. Tất cả đều do UBND phường hỗ trợ. Ngoài ra, Hội Chữ thập đỏ quận 6 cũng hỗ trợ người dân phần ăn sáng trong 14 ngày phong tỏa

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 12.

Các phần cơm đều được đặt sẵn trên bàn để đảm bảo không tiếp xúc gần với những người trong khu vực phong tỏa.

Cận cảnh cuộc sống gần 500 người trong khu phong tỏa tạm thời vì Covid-19 - Ảnh 13.

Các khu vực này sẽ được cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ cho đến khi có chỉ đạo mới của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành phố hoặc quận 6.

Theo Hoàng Triều (Người lao động)

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video