Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nợ bao nhiêu?

Hơn 90% nợ vay của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là nợ nước ngoài.

Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nợ bao nhiêu?

Tại thời điểm kết thúc năm 2020, các tập đoàn, tổng công ty có số nợ phải trả hợp nhất 1.415.508 tỷ đồng, tương đương năm 2019, chiếm 52% tổng nguồn vốn. Báo cáo của công ty mẹ, tổng nợ phải trả là 760.212 tỷ đồng, giảm 3% so với 2019.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ bình quân 1,1 lần cho hợp nhất (công ty mẹ là 0,67 lần).

Nợ vay (ngắn hạn và dài hạn) từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước của các tập đoàn, tổng công ty là 430.317 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019.

Tại báo cáo hợp nhất, nợ nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty là 395.327 tỷ đồng (chủ yếu là vay dài hạn với 389.189 tỷ đồng).

Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ 167.652 tỷ đồng; vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 194.261 tỷ đồng; vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả 27.275 tỷ đồng.

Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nợ bao nhiêu? - Ảnh 1.

Báo cáo của các công ty mẹ, nợ nước ngoài là 298.688 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2019. Trong đó, tập đoàn EVN là 190.231 tỷ đồng; tổng công ty Đầu tư và Phát triển Đường cao tốc (VEC) 66.686 tỷ đồng; tập đoàn Dầu khí Quốc gia 27.313 tỷ đồng; Vinacomin 9.903 tỷ đồng; tổng công ty giấy Việt Nam 2.384 tỷ đồng…

Vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty trong báo cáo tài chính hợp nhất 1.288.212 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2019. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu từ nguồn quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế, chênh lệch đánh giá lại tài sản và thặng dư vốn thu được trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên.

Tại các công ty mẹ, vốn chủ ghi nhận 1.129.224 tỷ đồng, tăng 2%.

Đánh giá mức độ bảo toàn vốn của các công ty mẹ - tập đoàn, tổng công ty: 8/73 công ty mẹ được xác định là không bảo toàn được vốn chủ (doanh nghiệp có kết quả kinh doanh bị lỗ, bao gồm cả trường hợp còn lỗ lũy kế sau khi trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định).

Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nợ bao nhiêu? - Ảnh 2.

 

Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video