Các doanh nghiệp tập trung trả nợ, tín dụng tháng 4 quay đầu tăng trưởng âm

Tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, du lịch và cả tín dụng tiêu dùng đều giảm.

 

Chia sẻ tại Hội nghị Áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn - Thời kỳ hậu Covid-19 cuối tuần qua, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ mức 1,3% đã giảm về mức 0,8% hiện nay. Tổng dư nợ tín dụng hiện ở mức hơn 8 triệu tỷ đồng. 

Trước đó, báo cáo lên Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ ngày 10/3, Thống đốc NHNN cho biết tín dụng 3 tháng đầu năm, tín dụng tăng 1,3%. Như vậy, riêng trong nửa đầu tháng 4, tín dụng sụt giảm 0,5%

"Lực hấp thụ vốn đối với nền kinh tế có chiều hướng giảm xuống. Các doanh nghiệp tập trung vào thu hồi vốn, xuất hàng, trả nợ, có nhu cầu mới vay tiếp", lãnh đạo Vụ Tín dụng cho biết.

Về dư nợ vay mới, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 0,3%, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng khoảng 1%. Các lĩnh vực về thương mại – dịch vụ - du lịch và các ngành hàng khác đều giảm, bao gồm cả cho vay tiêu dùng. Cho vay ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giảm hơn 1%.

Liên quan đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho biết hiện đã cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng được khoảng 29.800 tỷ đồng; hệ thống ngân hàng đã miễn giảm lãi với dư nợ 160.000 tỷ đồng, số tiền miễn giảm lãi thực chất khoảng 360 tỷ; cho vay mới 180.000 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video