Cà Mau đề nghị đính chính thông tin 85% mật ong U Minh Hạ pha đường

Chiều 13.8 Sở TTTT Cà Mau chính thức báo cáo xác minh thông tin “85% mật ong Cà Mau bị pha chế”. Theo Sở TTTT, thông tin này hoàn toàn sai sự thật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu mật ong U Minh Hạ đồng thời kiến nghị UBND đề nghị Thanh tra Bộ TTTT xử lý theo thẩm quyền.

[caption id="attachment_30249" align="aligncenter" width="660"]Mật ong U Minh Hạ nổi tiếng thơm ngon ( Ảnh Huỳnh Lâm) Mật ong U Minh Hạ nổi tiếng thơm ngon ( Ảnh Huỳnh Lâm)[/caption]
Theo Sở TTTT trước khi có báo cáo, đơn vị này đã thành lập Tổ xác minh và đã làm việc với tác giả bản tin, Quản lý thị trường Cà Mau, Sở Công thương tỉnh Cà Mau và các đơn vị có liên quan. Báo cáo cho biết thông tin nói trên là ý kiến kết luận chủ quan của tác giả, không phải kết quả qua kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường hay kết luận của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vì vậy, kết quả của bài báo “có tới 85% mật ong được bày bán trên thị trường của tỉnh đều không còn nguyên chất” là chưa có cơ sở, làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm mật ong của tỉnh Cà Mau và nhãn hiệu tập thể mật U Minh Hạ đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ HCN chứng nhận; gây thiệt hại đến người sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và khách tham quan du lịch của tỉnh. “Thông tin trên bài viết là sai sự thật, rất tiêu cực và ảnh hưởng rất xấu đến uy tín sản phẩm mật ong của tỉnh Cà Mau và nhãn hiệu tập thể Mật ong U Minh Hạ, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đại bộ phận nhân dân lao động nghèo sống trên các lâm phần rừng tràm, sống chủ yếu bằng nghề gác kèo ong và lấy mật ong tự đóng tổ” - báo cáo viết. Báo cáo cũng nêu rõ, qua làm việc với tác giả T.T.N, tác giả thừa nhận Chi cục Quản lý thị trường Cà Mau không cung cấp thông tin. Sở Công thương Cà Mau cũng có văn bản giải thích rõ, thời gian quan các đơn vị trực thuộc không tổ chức đoàn, không kiểm tra đối với những cơ sơ chế biến mật ong trong tỉnh; không có đoàn nào đi nhắc nhở, cảnh báo, làm cam kết bán mật ong nguyên chất… Từ cơ sở này, Sở TTTT cho rằng, bản tin nói trên đã vi phạm nghiêm trọng về trích dẫn nguồn tin đồng thời hoàn toàn sai sự thật, rất tiêu cực và rất xấu đến uy tín sản phẩm mật ong của tỉnh Cà Mau. Từ những căn cứ và kết quả xác minh như trên, Sở TTTT đề nghị UBND tỉnh Cà Mau có văn bản đề nghị hoặc giao cho sở thiết lập hồ sơ, đề nghị Thanh tra Bộ TTTT xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Đồng thời, đề nghị TTXVN thực hiện cải chính thông tin sai sự thật theo quy định của pháp luật. Trước đó, TTXVN phát đi bản tin 85% mật ong U Minh Hạ bị pha đường và lâp tức các cơ quan báo chí khác lấy lại thông tin gây xôn xao dư luận. gian hang ban mat ong ca mau

Theo Nhật Hồ Lao động

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video