Bóng dáng gia đình trong doanh nghiệp

pham-dinh-doan-hinh theTrao đổi với DĐDN, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam cho biết: Một trong những trở ngại lớn nhất trong doanh nghiệp gia đình chính là việc khó có thể rạch ròi giữa lý trí và tình cảm. Vì vậy tách bạch giữa sở hữu và điều hành cũng là cách để doanh nghiệp Việt hội nhập.

Theo ông Phạm Đình Đoàn, doanh nghiệp gia đình xuất phát từ những cá nhân khởi nghiệp có tư duy và cảm hứng kinh doanh nhạy bén nên thường có sự sáng tạo, đột phá mang tính dẫn dắt trên thị trường. Sự nhanh nhạy cùng với nỗ lực bền bỉ của các thành viên gia đình đóng góp không nhỏ cho sự thành công của các doanh nghiệp gia đình. Tất nhiên có cả các yếu tố may mắn và môi trường kinh doanh phù hợp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

-Ông đánh giá thế nào về vai trò của doanh nghiệp gia đình trong sự phát triển kinh tế xã hội?

Sự phát triển và thành công của doanh nghiệp gia đình cùng với vai trò đột phá trong nhiều lĩnh vực đã truyền cảm hứng, thu hút các nhà đầu tư khác (trong nước, nước ngoài….) và đồng thời tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này thúc đẩy thị trường phát triển và người hưởng lợi cuối cùng là cộng đồng tiêu dùng (giá cả, chất lượng, tính đa dạng hàng hoá và dịch vụ), nhà nước (thuế, GDP), nền kinh tế (tăng trưởng, lao động…)

Hiện nay thành công của các DN tập đoàn gia đình hoặc xuất phát từ gia đình (đã cổ phần/xã hội hoá) cho thấy rõ sự cân bằng giữa khối DN nhà nước (có nguồn gốc từ nhà nước), DN tư nhân (có nguồn gốc từ gia đình) và các DN nước ngoài (có nguồn gốc từ đầu tư nước ngoài). Sự phân định này chỉ là tương đối để thấy được vai trò và ảnh hưởng của các DN gia đình trong nền kinh tế Việt Nam. Ranh giới này đang bị xoá nhoà hoặc không còn phù hợp vì xu hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh, sở hữu thông qua mua bán, sáp nhập và cổ phần hoá các DN. Tuy nhiên, các gia đình vẫn duy trì quyền sở hữu, chi phối hoặc tham gia quản lý điều hành sau chuyển đổi.

-Rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới là DN gia đình, tuy nhiên những mâu thuẫn nội bộ phát sinh trong các DN gia đình đang ngày một lớn, điển hình gần đây nhất là việc giành giật quyền lực trong gia đình tập đoàn Lotte, theo ông đâu là nguyên nhân?

Mâu thuẫn trong gia đình luôn luôn tồn tại chứ không chỉ trong DN gia đình. Điều đó bị chi phối bởi đặc tính và tính cách trong mỗi con người, không ai giống ai. Mối quan hệ công việc trong DN gia đình thường đòi hỏi mức độ tin câỵ và cam kết rất cao nhưng rẩt dễ dẫn đến sự mất lòng âm ỉ hoặc mâu thuẫn ngầm. Một trong những trở ngại lớn nhất trong DN gia đình theo các chuyên gia nhận định chính là việc khó có thể rạch ròi giữa lý trí và tình cảm. Điều này cản trở tính chuyên nghiệp trong điều hành DN gia đình. Qua thời gian và qua các thế hệ, thách thức này ngày càng rõ nét và mâu thuẫn có thể bùng phát tác động xấu đến DN gia đình. Việc này có thể không xảy ra ở thế hệ đầu nhưng rất dễ xảy ra ở thế hệ thứ 3, thứ 4… và ở các DN gia đình có quy mô hoạt động lớn.

Các thành viên gia đình hoặc các thế hệ gia đình có các kỹ năng kinh doanh, quản lý, quan điểm và sự nhạy bén kinh doanh khác nhau. Thậm chí, có các thành viên gia đình không muốn hoặc không có năng lực tham gia hoạt động kinh doanh. Nhưng họ vẫn là thành viên gia đình và luôn được đối xử và có quyền lợi bình đẳng trong gia đình – điều này đặc biệt đúng với văn hoá phương Đông trong đó có VN. Bởi vậy, nhiều lúc sự tham gia và vai trò của các thành viên trong gia đình vào kinh doanh mang tính khiên cưỡng hoặc không theo lý trí. Đây là cốt lõi của các mâu thuẫn tiềm tàng trong DN gia đình bên cạnh các yếu tố khác như giáo dục, văn hoá gia đình, tính cách cá nhân…

Nếu các DN gia đình hoặc chính các thành viên gia đình không xây dựng hoặc không chấp nhận một cơ chế để hạn chế và xử lý các mâu thuẫn tiềm tàng sớm thì rất dễ xảy ra hâụ quả xấu khi mâu thuẫn bùng phát. Rủi ro này không chỉ ở Lotte mà có thể ở bất kỳ DN gia đình nào ở bất kỳ đâu.

-Liệu đó có phải là thách thức đối với các DN gia đình Việt Nam thưa ông?

Tham khảo kinh nghiệm và kết quả khảo sát của các chuyên gia cùng với nhận định cá nhân thì đây là thách thức lớn với các DN gia đình trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

Với ảnh hưởng của văn hoá Nho giáo phương Đông như cha truyền con nối, gia trưởng, mối quan hệ chặt chẽ giữa các thế hệ thì càng phải có sự chuẩn bị và xử lý thách thức này phù hợp.

-Theo ông đâu là giải pháp để các DN gia đình Việt Nam trách rơi vào “vết xe đổ” của các DN gia đình trên thế giới?

Để tránh “vết xe đổ”, các DN gia đình cần xác định và xây dựng cơ chế bảo vệ “văn hoá và cư xử gia đình”. Nôị dung này không chỉ là các thoả thuận miệng hoặc “bất thành văn” mà nên được văn bản hoá. Một số công cụ hoặc thông lệ trên thế giới có thể được xem xét như điều lệ gia đình, các thỏa thuận về thành viên kế cận/kế thừa, các thoả thuận về sở hữu… Các dịch vụ quản lý, tư vấn chuyên nghiệp như cũng nên được quan tâm mặc dù còn mới ở Việt Nam.

-Theo ông, định hướng phát triển mô hình DN gia đình Việt Nam như thế nào thì phù hợp?

Các DN gia đình đều có xu hướng chuyển đổi sang mô hình DN cổ phần hoá, đồng nghĩa với việc có các đối tác bên ngoài cùng chia sẻ sở hữu và điều hành DN, có cơ hôị áp dụng các thông lệ quản trị và quản lý tiên tiến nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của DN. Sự chuyển đổi mang tính tất yếu và theo quá trình phát triển đáp ứng các thay đổi bên ngoài và bên trong DN xuất phát từ kỳ vọng đầu tư, tầm nhìn, chiến lược cho đến mô hình tổ chức, hoàn thiện các chức năng quản lý, quản trị và các quy trình hoạt động.

Tuy nhiên, vẫn có thể có DN gia đình thuần tuý vì những lý do đặc biệt muốn duy trì 100% hoặc chi phôí hoạt động kinh doanh của gia đình. Mô hình này sẽ cần có sự kết hợp phù hợp và hiệu quả giữa quản trị DN và quản trị gia đình.

Về mặt quản lý điều hành thì tuỳ theo đặc thù và định hướng của từng gia đình để quyết định sự tham gia của các thành viên vào hoạt động của gia đình đến đâu. Còn riêng với tài sản do gia đình nắm giữ thì cần xem xét thiết lập các cơ chế đảm bảo trao đổi thông tin, bảo vệ quyền lợi cá nhân, bảo vệ tài sản gia đình… một cách minh bạch và chuyên nghiệp. Việc này nên được tách biệt với việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

-Xin cảm ơn ông!

Theo Phan Nam DĐDN

Tags:

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video