Bộ Tài chính sẽ hết cảnh phải “đòi nợ” ngân hàng chia cổ tức?

Nội dung mới đáng chú ý tại dự thảo là bổ sung quy định về trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước trong việc thu cổ tức, lợi nhuận được chia vào ngân sách nhà nước.

[caption id="attachment_61259" align="aligncenter" width="600"] Ảnh minh họa.[/caption]

Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã chủ trì, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Đáng lưu ý, dự thảo bổ sung quy định về trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước trong việc thu cổ tức , lợi nhuận được chia vào Ngân sách nhà nước nhằm tăng cường xử lý trách nhiệm thu vào ngân sách nhà nước phần cổ tức, lợi nhuận được chia đối với phần vốn góp của Nhà nước. Việc này nhằm tránh trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định để lại doanh nghiệp và điều chỉnh tăng vốn điều lệ.

Đối với vốn nhà nước, vốn của DNNN tại ngân hàng thương mại theo quy định tại dự thảo nghị định này, người nhận chuyển nhượng trước khi trở thành người sở hữu phần vốn này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chủ sở hữu có vốn chuyển nhượng chịu trách nhiệm công khai đầy đủ các thông tin về điều kiện theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư biết khi thực hiện chuyển nhượng.

Dự thảo yêu cầu việc chia hay không chia cổ tức, lợi nhuận cho phần vốn nhà nước bỏ vào doanh nghiệp phải có thêm ý kiến của Bộ Tài chính, ngoài ý kiến của chủ sở hữu. Bởi phần cổ tức là thu về ngân sách nên Bộ Tài chính có trách nhiệm phải theo dõi.

Ông Đặng Quyết Tiến - Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính giải thích việc bổ sung quy định này là rút ra từ lùm xùm các ngân hàng chậm trả cổ tức cho phần vốn nhà nước góp tại các ngân hàng.

“Thực tế thời gian qua có trường hợp các ngân hàng chia cổ tức cho cổ đông nhỏ nhưng cổ đông nhà nước lại không chia và giữ lại phần lợi nhuận để điều chỉnh tăng vốn, vì cổ đông nhỏ có cả của người điều hành - tức là ông giám đốc. Như thế không đảm bảo lợi ích của Nhà nước” – ông Tiến nói.

Ông Tiến dẫn chứng năm 2016 Bộ Tài chính nhiều lần có công văn đề nghị ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV và VietinBank biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt. Đồng thời nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại hai ngân hàng nêu trên vào ngân sách nhà nước.

Sau nhiều lần Bộ Tài chính “đòi nợ”, phải đến đầu năm 2017 VietinBank mới chốt lại được phương án trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2015 với tỉ lệ 7%. Trong khi BIDV giữ nguyên mức chi trả cổ tức bằng tiền với tỉ lệ 8,5%. Theo ước tính của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), Bộ Tài chính sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ VietinBank.

“Có trường hợp doanh nghiệp để lại lợi nhuận, chiếm dụng lợi nhuận làm việc này việc nọ cho nên cần quy định rõ. Trách nhiệm doanh nghiệp có vốn nhà nước là khi phân chia cổ tức phải chia cho phần vốn nhà nước góp vào” - ông Tiến khẳng định.

Một số ý kiến cho rằng việc đưa ra quy định trên là hợp lý và tránh được tình trạng cơ quan chủ quản và người đại diện vốn nhà nước không chịu nhả miếng bánh lợi nhuận cho Nhà nước và dùng số tiền đó để tái đầu tư. Ngược lại, một số ý kiến lại cho rằng, nếu áp dụng nội dung này vào thực tế sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi cái gì cũng phải xin ý kiến của Bộ Tài chính. Hơn nữa, nó sẽ làm cho đại hội cổ đông không còn ý nghĩa gì nữa và cổ đông góp vốn vào Nhà nước sẽ cảm thấy không còn quyền hạn.

TS Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế cũng đề nghị Bộ Tài chính không nên bổ sung quy định trên mà thay vào đó nên thực hiện việc cải cách với doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện cơ chế sớm thành lập cơ quan trung ương quản lý tập trung vốn các DN nhà nước, không còn cơ quan chủ quản nữa. Cơ quan này sẽ quyết định mọi vấn đề liên quan, trong đó có cả chia cổ tức, lợi nhuận. Điều này sẽ tạo ra cơ chế thị trường và không cần xin ý kiến cơ quan chủ quản hay Bộ Tài chính, gây ra phiền hà cho doanh nghiệp.

Tags:

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video