BIDV nắm hơn 18 nghìn tỷ giá trị tài sản đảm bảo của HAGL, gấp 1,8 lần dư nợ cho vay

Theo Chủ tịch Trần Bắc Hà, BIDV đang nắm giá trị tài sản đảm bảo của Hoàng Anh Gia Lai là hơn 18 nghìn tỷ trên tổng dư nợ 10.500 tỷ đồng. Ông Hà thừa nhận doanh nghiệp này có chậm trả lãi, chi tiết tổng dự thu lãi không được BIDV cho biết.

cao su hagl

Tại ĐHCĐ diễn ra sáng nay, phần lớn câu hỏi của cổ đông đã chất vấn ban chủ tọa về tình hình cho vay Hoàng Anh Gia Lai.

Trả lời băn khoăn này, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, ông Trần Bắc Hà cho biết Hoàng Anh Gia Lai là một trong các đơn vị trả lãi sòng phẳng trong 20 năm qua. Các sản phẩm của HAGL liên quan đến khoản vay của HAGL là đường, cao su, cọ dầu dọc tuyến biên giới Việt Nam, Camphuchia với diện tích 50.000 ha. Các dự án này liên hệ chặt chẽ tới an ninh quốc phòng. Gần đây, BIDV cho vay nuôi bò sản xuất bò giống, cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ.

"Do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, giá dầu xuống kéo theo giá cao su giảm, HAGL gặp khó khăn về thanh khoản chứ không phải mất khả năng chi trả", lãnh đạo ngân hàng nhấn mạnh.

Chủ tịch BIDV cũng khẳng định giá cao su dù giảm nhưng nếu bán đi tài sản thế chấp, BIDV hoàn toàn có thể thu hồi nợ. Hệ số tài sản đảm bảo/ dư nợ đạt tỷ lệ 1,8 lần. Giá trị tài sản đảm bảo là hơn 18 nghìn tỷ (tổng dư nợ 10.500 tỷ đồng). Ông Hà thừa nhận HAGL có chậm trả lãi, chi tiết tổng dự thu lãi không được BIDV cho biết.

"10 ngân hàng cho HAGL vay đều đồng loạt đưa ra phương án hỗ trợ. Thủ tướng Lào đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp trồng cao su tại Lào, Campuchia", ông Hà cho biết.

Đại diên ngân hàng khẳng định BIDV cho vay tuân thủ theo luật pháp, khi HAGL khó khăn cả 10 ngân hàng cho vay đều nhận thức phải cùng nghĩ ra giải pháp hỗ trợ HAGL.

Theo Trí thức trẻ

 
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video