Bí mật vì ông Vua Mì của Đông Nam Bộ

Là người đầu tiên trong việc nhân giống thành công loại mì (sắn) Thái Lan cho nông dân vùng Đông Nam Bộ, lại là người có đóng góp quan trọng trong việc xuất khẩu sản phẩm từ phế phẩm nông nghiệp của Việt Nam ra nước ngoài và mang về doanh thu hàng triệu đô. Không ai khác đó là ông Hồ Sáu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Việt Nông Lâm người được mệnh danh là “ông vua mì” của Việt Nam.

[caption id="attachment_2916" align="aligncenter" width="700"] Ông Hồ Sáu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Việt Nông Lâm[/caption]

“Tôi trăn trở rất nhiều về việc: Tại sao Việt Nam là nước có tên trong danh sách xuất khẩu lớn về nhiều mặt hàng nông nghiệp nhưng người nông dân vẫn sống trong cảnh khổ cực khó khăn, được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Tại sao Việt Nam lại không cạnh tranh được với các nước bạn về xuất khẩu trong khi đó nguồn nguyên liệu nông nghiệp của ta rất phong phú. Chúng ta phải cải cách và đột phá để tạo điểm nhấn mới cho nông nghiệp Việt Nam”. Ông Hồ Sáu chia sẻ.

Xuất thân là một nông dân nghèo từ miền Trung vào nam lập nghiệp, ông đã sống bằng rất nhiều nghề như bán cà rem, chăn nuôi, trong đó việc nuôi bò được ông quan tâm để làm kế sinh nhai, vượt khó.

Theo khí hậu miền Nam hai mùa mưa nắng thì cây cỏ cũng chịu chi phối của hai mùa nắng mưa, mùa mưa thức ăn dư dã, mùa nắng cằn khô thiếu hụt trước sau. Vì vậy, ông đã mày mò, nghiên cứu để chế biến ra thức ăn dự trữ cho bò vào mùa khô hạn từ cây bắp, trái bắp, lá bắp, vỏ bắp... Ông tỉ mỉ thí nghiệm rất nhiều công đoạn: từ thu hoạch, xử lý, lên men ủ chua. Và đã không phụ công của ông , sản phẩm ra lò thành công. Khi đó, không chỉ việc chăn nuôi bò của ông được cải thiện, phát triển mà sản phẩm mang nhiều giá trị sử dụng này đã được bạn bè quốc tế quan tâm, tìm đến và đã đặt hàng hàng loạt. Đặc biệt là thị trường ở Hàn Quốc, Nhật Bản. 

Thành công tiếp nối thành công

Thành công đã hé mở cho người nông dân cần mẫn, chịu thương chịu khó ông vua mì - Hồ Sáu. Khi nhận được các đơn hàng rồi niềm vui mừng và nỗi trăn trở đều hiện lên trong ông. Vui vì sản phẩm của ông nghiên cứu thành công, được cả bạn bè thế giới quan tâm. Trăn trở vì lần đầu xuất khẩu chưa biết thế nào, lại do sức cạnh tranh sản phẩm Việt không cao. Nhưng bằng trí óc tài tình của người thuyền trưởng, với nhạy bén của người kinh doanh ông Hồ Sáu đã dần dần đưa doanh nghiệp cùng với sản phẩm của mình vào thế cân bằng, chuyên nghiệp, tạo được sức cạnh tranh riêng trong xuất khẩu.

Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP Việt Nông Lâm tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản khoản 5000 tấn thành phẩm mỗi tháng, con số đáng khâm phục cho một công ty của một người nông dân nghèo khó đi lên. Để đáp ứng đủ thành phẩm cung ứng cho thị trường, cũng như  tạo đầu ra ổn định cho người nông dân, giúp đỡ thêm cho gần 100 lao động địa phương có nghề nghiệp, sắp tới Công ty CP Việt Nông Lâm sẽ mở rộng diện tích nhà xưởng tại một số tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai. Ông vua mì giờ đây sẽ có mặt khắp các tỉnh thành để có cơ hội giúp đỡ những người nông dân luôn vững niềm tin với ngành trồng trọt của mình, không vướn bận nhiều với suy nghĩ “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Một người nông dân nghèo, cần mẫn, đức độ giờ đây đã trở thành người doanh nhân thành đạt nhưng ông Hồ Sáu vẫn luôn giữ vẹn phẩm chất của mình. Ông vẫn nhớ như in ngày mình ở trong giai đoạn cực khổ của một người nông dân chân lấm tay bùn, ông không quên cái nghĩa, cái trách nhiệm của mình đối với quốc gia xã hội. Từ thiện đối với ông là một công việc cao cả luôn song hành với công việc kinh doanh của mình.

Một ông vua mì sẽ vươn tầm xa hơn và khẳng định một thương hiệu, một sản phẩm uy tín, chất lượng với bạn bè thế giới.

PV

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.