Bị mất thẻ ATM, cần làm gì để kẻ gian không rút được tiền?

Thẻ ATM ngân hàng gần như là vật bất ly thân của mỗi người khi ra khỏi nhà, tuy nhiên không tránh khỏi trong quá trình sử dụng vô tình làm mất. Làm mất thẻ ATM thì có bị mất tiền hay không và nên xử lý như thế nào là câu hỏi của nhiều người.

Trên thực tế, nếu không may có người nhặt được thẻ ATM của bạn cũng khó có thể đánh cắp tiền vì phải biết được mã PIN mới có thể thực hiện giao dịch tại cây ATM. Dĩ nhiên, nếu mật khẩu quá dễ đoán, không ngoài khả năng sẽ bị kẻ gian lấy cắp tiền trong tài khoản. 

Ngay khi phát hiện mất thẻ, người dùng cần ngay lập tức khoá tài khoản theo 4 cách. 

- Gọi điện đến tổng đài để yêu cầu khoá thẻ. 

- Đến quầy giao dịch ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ, tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được trong giờ giao dịch và khá mất thời gian. 

- Sử dụng Internet Banking/ Mobile Banking. Người dùng chỉ cần đăng nhập tài khoản vào ứng dụng và chọn chức năng khoá thẻ.  

- Khoá thẻ tại cây ATM. Hiện một số ngân hàng đã tích hợp tính năng đóng, khoá thẻ ở các cây ATM, khách hàng có thể thực hiện thông qua hình thức quét mã QR Code. 

Để làm lại thẻ ATM bị mất, khách hàng cần mang theo chứng minh thư đến phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng làm thẻ để được hướng dẫn. Thông thường, nhân viên ngân hàng sẽ đưa một mẫu giấy xin cấp lại thẻ. KH điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đó rồi nộp kèm phí làm lại thẻ (Khoảng 50.000 đồng, tùy ngân hàng).

Khi bị mất thẻ ATM, khách hàng vẫn có thể rút tiền bình thường bằng cách mang chứng minh nhân dân đến chi nhánh ngân hàng phát hành thẻ để rút tiền. Ngoài ra, một số ngân hàng còn cho phép rút tiền tại các cây ATM hiện đại, thực hiện bàng quét mã QR Code, OTP điện thoại,…

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video