Bắt khẩn cấp Nguyễn Thái Lực, em ruột Chủ tịch Công ty Alibaba

Sáng 27.9, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Công ty Alibaba, Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với đối tượng Nguyễn Thái Lực về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bắt khẩn cấp Nguyễn Thái Lực, em ruột Chủ tịch Công ty Alibaba

Theo cơ quan điều tra, Nguyễn Thái Lực (20 tuổi, là em trai ruột của chủ tịch Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện) đã bị bắt khẩn cấp vào tối 26.9, lệnh bắt đã được Viện KSND TP. Hồ Chí Minh đã phê chuẩn trong cùng ngày.

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh đã triệu tập Nguyễn Thái Lực làm việc. Qúa trình điều tra, bước đầu xác định Lực có tham gia đứng tên trong tổng số 600ha đất nông nghiệp mà Công ty Alibaba thu gom mua. Sau đó những ha đất này tự vẽ ra nhiều dự án "ma" đem bán cho người dân, dù chưa được sự cấp phép của cơ quan chức năng.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại cả 3 anh em ruột của Chủ tịch Công ty Alibaba đều bị bắt gồm: Nguyễn Thái Luyện  (Chủ tịch Công ty), Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc) và Nguyễn Thái Lực (giám đốc 2 công ty con của Công ty Alibaba).

Công ty Alibaba được thành lập năm 2016, chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Thái Luyện góp vốn khoảng 80%. Cơ quan điều tra xác định Luyện chủ mưu thu gom mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng hơn 600ha, giao cho các cá nhân là người thân đứng tên.

Sau đó, các đối tượng tự vẽ ra hơn 40 "dự án" không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án... sau đó quảng cáo là đất nền dự án (đất ở) để bán cho người dân

Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Alibaba đã ký hợp đồng bán đất nền cho hơn 7000 khách hàng, thu lợi bất chính hơn 2.500 tỉ đồng. Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.

Theo Huân Cao (Lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video