Bán tô bún 60.000 đồng, bị phạt 750.000 đồng vì không niêm yết giá

Lực lượng quản lý thị trường chỉ có thể xử phạt chủ quán bún với số tiền 750.000 đồng do không niêm yết giá.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên – Huế ngày 14-7, cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Huỳnh Phước Khánh, trú tại số 21 đường Lê Huân, TP Huế vì hành vi bán hàng không niêm yết giá.

Theo đó, người này bị xử phạt với số tiền 750.000 đồng bởi có hành vi vi phạm được quy định tại điểm d, khoản 1, điều 12 thuộc Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Bán tô bún 60.000 đồng, bị phạt 750.000 đồng vì không niêm yết giá - Ảnh 1.

Quán bún O Lợi. Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp

Ông Khánh là chủ cửa tiệm ăn uống O Lợi ở địa chỉ trên, đã được UBND TP Huế cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Vào sáng 12-7, đoàn công tác tỉnh Quảng Trị trên hành trình vào Huế rước long vị vua Hàm Nghi đã ghé vào quán này để ăn bún.

Tuy nhiên, theo phản ánh thì sau khi ăn xong, chủ quán tính mỗi tô bún là 60.000 đồng và nhiều người tỏ ra bất ngờ với mức giá này cao bất thường ở Huế. Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu Cục Quản lý thị trường vào cuộc kiểm tra, xác minh.

Ông Nguyễn Duy Thành, quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế thì giá cả là thỏa thuận dân sự giữa hai bên. Nếu chủ quán niêm yết giá theo các mức như tô bình thường, tô đặc biệt để khách biết trước thì không thể xử phạt.

Theo ông Thành, để xử lý mạnh vấn đề các quán ăn không niêm yết giá , trong dịp tháng cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tăng cường kiểm tra.

Theo Quang Nhật (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video