Bán lẻ Việt “cố thủ” nhờ đâu?

Trong bối cảnh các thương vụ nhà đầu tư ngoại thâu tóm doanh nghiệp nội đang diễn ra với tốc độ “chóng mặt” trên thị trường hiện nay, trả lời rốt ráo câu hỏi: Liệu ngành bán lẻ nội địa có thể trụ vững và tương lai nào cho ngành này đang trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết.

[caption id="attachment_21205" align="aligncenter" width="588"]Hệ thống chuỗi các cửa hàng tiện lợi mà VinGroup đang triển khai một cách bài bản thời gian gần đây được coi là một trong những điểm tựa cho hàng Việt Hệ thống chuỗi các cửa hàng tiện lợi mà VinGroup đang triển khai một cách bài bản thời gian gần đây được coi là một trong những điểm tựa cho hàng Việt[/caption]

Các chuyên gia kinh tế khẳng định: Ai nắm khâu bán lẻ đương nhiên sẽ làm chủ các ngành sản xuất. Nếu doanh nghiệp ngoại nắm thị trường bán lẻ, các nhà sản xuất phải dè chừng vì sẽ có nhiều hệ lụy. Việc cả 2 chuỗi phân phối lớn là Big C và Metro vào tay người Thái hay nhiều nhà bán lẻ Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí Philippines, Singapore, Malaysia… đang nhìn vào thị trường bán lẻ rất nhiều tiềm năng là Việt Nam là tất yếu.

Thách thức hay cơ hội

Trong khi các doanh nghiệp ngoại áp đảo như vậy thì các doanh nghiệp nội vốn đã có nhiều năm xây dựng tên tuổi của mình, có chỗ đứng khá vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng thì gần đây lại có vẻ như đang bị “hụt hơi” trong cuộc đua không cân sức với các đại gia bán lẻ ngoại.

Ở góc độ dường như hơi bi quan, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia kinh tế thương mại phân tích, ở thị trường Việt Nam hiện nay ngoài Saigon Co.op và Vingroup không còn nhà bán lẻ nào có thể áp đảo nổi các doanh nghiệp ngoại. Các tên tuổi cũ như Hapro, Intimex, Fivimart… dường như bị mai một dần trong con mắt người tiêu dùng. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp ngoại thâu tóm thị trường nán lẻ, doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp khó mà câu chuyện Big C tăng chiết khấu với những doanh nghiệp Việt đưa hàng vào BigC đang là minh chứng.

Ở góc độ có phần trái ngược, bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam lại không cho rằng việc thâu tóm của doanh nghiệp ngoại sẽ gây khó cho nhà sản xuất, bởi theo bà nếu các nhà sản xuất đủ mạnh thì sẽ không nhà bán lẻ nào có thể gây khó được. Thậm chí, để dẫn chứng thêm cho lập luận của mình, bà Loan kể trong cuộc trao đổi gần đây với ông Philippe Broianigo, TGĐ Central Group Việt Nam khẳng định họ muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam và sẽ giữ quan hệ tốt với các nhà cung cấp nội địa.

Thực ra, nhìn nhận vấn đề một cách trái ngược của ông Phú hay bà Loan đã thể hiện rõ một giai đoạn “giao thời” của ngành bán lẻ Việt khi Việt Nam đang đẩy mạnh tham gia vào các FTA và hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới. Nhìn nhận của nhiều chuyên gia đều cho rằng việc thị trường bán lẻ có những thay đổi, thâu tóm trong bối cảnh hiện nay là điều không khó hiểu bởi đó là hệ quả của quá trình hội nhập và đây chính là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt phải tái cơ cấu và tự đứng trên chính đôi chân của mình nếu không muốn bị tụt hậu. Còn ở phía người tiêu dùng, rõ ràng họ sẽ có cơ hội được sử dụng hàng chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Đó là đích đến của thị trường.

“Điểm tựa” bán lẻ Việt?

Áp lực cạnh tranh và trình độ chuyên môn càng khiến các hệ thống phân phối của Việt Nam lúng túng trong ý muốn: vừa hỗ trợ cho hàng Việt, vừa không vi phạm những quy định của WTO và vẫn giữ được lợi ích của chính đơn vị mình, nên rút cuộc, DN Việt muốn thâm nhập hệ thống phân phối hiện đại Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn không kém hệ thống siêu thị ngoại.

Tuy nhiên, liệu các chợ truyền thống của chúng ta có thể đóng vai trò là… thành trì cố thủ hay không vẫn đang là câu hỏi ngỏ. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, chợ truyền thống có những đặc điểm và thế mạnh riêng. Nhưng trong khi tất cả các thương hiệu đa quốc gia có chiến lược và lộ trình chiếm lĩnh chợ, thì không ít doanh nghiệp Việt Nam lúc đầu lại không muốn vào chợ vì ngại mang tiếng mình là… hàng chợ.

Bên cạnh đó, hệ thống chuỗi các cửa hàng tiện lợi cũng có lợi thế riêng có mà VinGroup cũng đang triển khai một cách rầm rộ thời gian gần đây. Tuy nhiên, đến giờ này, ta cũng chưa có quy định cụ thể về quản lý hình thức bán lẻ này. Ngoài ra, còn hàng triệu điểm bán tạp hóa, chuyên doanh tại nhà… cũng có thể đóng vai trò “cố thủ” vì tập quán tiêu dùng quen thuộc của người Việt. Mạng lưới này có vai trò rất lớn nếu biết sử dụng các bản đồ mạng lưới bán lẻ từng tỉnh thành thì có thể hỗ trợ phân phối hàng Việt tận hang cùng ngõ hẹp mà các đại gia bán lẻ nước ngoài, giàu có đến đâu cũng khó len lỏi nhanh và bám chân rết sâu như ta. Trong kế hoạch tiếp tục phát triển hàng Việt Nam mà Bộ Công Thương trình và Thủ tướng đã phê duyệt, có hẳn một chương trình giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng bản đồ mạng lưới phân phối 63 tỉnh thành – và đó cũng là cách để các doanh nghiệp Việt lan tỏa khắp thị trường.

Chính vì vậy, câu hỏi, hàng Việt sẽ đi đâu, về đâu, số phận của những người sản xuất, kể cả sản xuất hàng nông sản sẽ ra sao đang chờ các doanh nghiệp bán lẻ Việt trả lời.

Theo DĐDN

Tags:

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video