Bán ảnh chụp cho nhà quảng cáo

Những bức ảnh đẹp, những khoảnh khắc hiếm có, những sự kiện ấn tượng không chỉ để tải lên Internet hay chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Flickr hay YouTube mà chúng ta còn có thể bán chúng cho những người sưu tầm, hay nhượng quyền sử dụng cho các nhà quảng cáo. Lobster.media đang tạo nên một nền tảng công nghệ giúp những người chụp ảnh, người quay video, người chơi ảnh nghiệp dư có thể bán ảnh hay các đoạn phim của mình trên mạng xã hội cho những người muốn mua.

[caption id="attachment_17173" align="aligncenter" width="550"]Khi hình ảnh trên các trang bán ảnh trực tuyến nổi tiếng có vẻ như bị “chai” về mặt nội dung và chỉ dành cho giới chuyên nghiệp thì Lobster lại hướng đến người nghiệp dư và dựa vào mạng xã hội. Khi hình ảnh trên các trang bán ảnh trực tuyến nổi tiếng có vẻ như bị “chai” về mặt nội dung và chỉ dành cho giới chuyên nghiệp thì Lobster lại hướng đến người nghiệp dư và dựa vào mạng xã hội.[/caption]

Lobster.media là một trang mạng, một nền tảng mua bán những nội dung bản quyền đã được đăng tải trên các mạng xã hội. Đây cũng là kho nội dung luôn được cập nhật để cung cấp những ảnh chụp, những đoạn phim cho các nhà quảng cáo chọn lựa khi họ thực hiện chiến dịch quảng bá sản phẩm hay dịch vụ cho các công ty khách hàng hay các nhà bán lẻ lớn nhỏ. Lobster tung ra dịch vụ này đối với các sản phẩm bản quyền trên Instagram và Flickr từ sự kiện Disrupt Europe năm 2014, và nay cũng được tích hợp cả vào mạng xã hội Facebook từ tháng 3-2016.

Lobster nói rằng họ cung cấp một nơi đáng tin cậy cho bất kỳ ai cũng có thể mua được những tác phẩm hình ảnh của chính tác giả hay người giữ bản quyền. 75% tiền bán sản phẩm được chuyển trả vào tài khoản của tác giả có tác phẩm đăng trên các mạng xã hội như Instagram, Flickr, Deviantart. Ở đây sản phẩm của các tác giả nghiệp dư cũng được bảo đảm bản quyền như của các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Thị trường quảng cáo ngày nay dựa chủ yếu vào hình ảnh theo sát sự kiện và việc tìm kiếm ngay được những hình ảnh hay băng video thích hợp cho các chiến dịch đang là mối bận tâm của các công ty.

Giám đốc điều hành Lobster.media, Olga Egorsheva, nói rằng người ta quan niệm hình ảnh trên các mạng xã hội là miễn phí, nhưng không, nó cũng phải được trả giá cho công sức người tạo ra nội dung, tức người chụp ảnh hay quay video. Công việc của Lobster là sắp đặt những nội dung hình ảnh đó vào một “khu chợ” theo chủ đề, theo mục tiêu, theo sự kiện hay theo vị trí để các nhà quảng cáo, nhà xuất bản hay nhà sưu tầm dễ dàng tìm mua nhượng quyền khai thác. Giá chuyển nhượng một bức ảnh đã đăng trên Instagram là 0,99 đô la Mỹ, trên Flickr là 1,99 đô la và một video là 2,99 đô la.

Thông qua tài khoản mạng xã hội nơi bức ảnh được đăng tải, Lobster thông báo cho tác giả hay người giữ bản quyền biết vị khách hàng cần mua tác phẩm của họ cho một sự kiện nào đó, ví dụ như để làm hình nền khi thực hiện một album âm nhạc cho kỳ lễ hội. Sau khi thành công với dịch vụ mua bán những hình ảnh đăng tải trên Instagram và Flickr, tháng 10 năm ngoái Lobster triển khai dịch vụ đối với những tác phẩm nghiệp dư đăng trên YouTube với giá giao dịch cao hơn là 7 đô la Mỹ cho một đoạn video ngắn.

Các tác giả sản xuất video đăng tải trên YouTube có thể đăng ký danh sách bán những sản phẩm của mình trên Lobster để người mua liên hệ, nhưng người mua cũng có thể thông qua nền tảng Lobster.media để mua video của các tác giả không đăng ký danh sách. Các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng được thực hiện đều thông qua nền tảng này. Với việc kết nối trang Lobster bắt đầu được tích hợp trên Facebook thì từ nay các tác giả nội dung số trên mạng xã hội cũng có thể bán các bức ảnh hay video của mình cho người cần dùng, chứ không chỉ các trang chuyên chia sẻ hình ảnh như YouTube, Flickr hay Instagram nữa.

Đối thủ dịch vụ mua bán hình ảnh của Lobster.media hiện nay là những công ty tên tuổi, có tuổi đời lâu năm như Getty, iStockphoto, Shutterstock, Corbis hay Dreamstime. Nhưng Lobster cho rằng họ khác với những đối thủ ở việc chấp nhận hành vi tự nhiên của các tác giả để cho các tác phẩm của họ vẫn nằm ở đó chia sẻ trên các mạng xã hội Instagram, Twitter, Flickr, nhưng các nhà quảng cáo, các nhà xuất bản lại có thể được nhượng quyền khai thác những nội dung số đó cho công việc của mình, với chỉ một khoản tiền nhỏ, ví dụ một đoạn video trên YouTube có thể được chuyển nhượng chỉ với 7 đô la Mỹ.

Theo SGTT

Tags:

Thúc đẩy du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Điện ảnh có vai trò như một “sứ giả văn hóa và du lịch” - không chỉ truyền tải vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử, con người, mà còn thúc đẩy đối thoại, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video