Bamboo Airways được cấp phép loạt chuyến bay thẳng đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam

Bamboo Airways đã cơ bản hoàn tất những bước chuẩn bị quan trọng và nghiêm ngặt nhất, để sẵn sàng đưa vào khai thác các chuyến bay thẳng thương mại thường lệ kết nối Mỹ và Việt Nam ngay từ cuối năm 2011 – đầu năm 2022.

Bamboo Airways được cấp phép loạt chuyến bay thẳng đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam

Cụ thể, trong giấy phép mới nhất được Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA) cấp cho Bamboo Airways, 12 chuyến bay thẳng sẽ có lịch trình từ tháng 9 – 11/2021, với điểm xuất phát và hạ cánh là các sân bay quốc tế trọng điểm như: Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Sân bay quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng) tại Việt Nam; Sân bay quốc tế San Francisco (California), Sân bay quốc tế Los Angeles (California), Sân bay quốc tế Seattle-Tacoma (Washington) tại Mỹ.

Trong đó, chuyến bay thẳng kiểm chứng lần đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam sẽ được Bamboo Airways tiến hành ngay từ ngày 23/9, mở đường cho chuỗi hoạt động tại Mỹ bao gồm: Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Sân bay quốc tế San Francisco; Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Sân bay quốc tế Los Angeles, Khai trương Văn phòng đại diện chính thức của Bamboo Airways tại Mỹ, làm việc với nhà sản xuất máy bay Boeing, các đối tác đại lý…

Trước đó, từ tháng 5/2021, Bamboo Airways đã chính thức được chỉ định khai thác các chuyến bay charter đến Mỹ. Hãng đã được cấp slot bay (lượt cất, hạ cánh) thẳng thường lệ từ TP.HCM đến San Francisco và Los Angeles.

Trên thực tế, Mỹ được đánh giá là thị trường hàng không khó tính bậc nhất thế giới. Theo quy định của luật Hàng không Dân dụng Liên bang Mỹ, để có thể khai thác các chuyến bay thương mại thường lệ tới Mỹ, các giấy phép của Bộ GTVT Mỹ (DOT), Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA) và Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) được coi là 3 điều kiện quan trọng nhất.

Trong đó, công tác xin cấp phép TSA được ví như "hàng rào thủ tục" mang tính quyết định vì sự khắt khe và kỹ lưỡng đặc biệt của công đoạn này. Sự phê duyệt để cấp phép bay của TSA sẽ là bước đệm quan trọng tạo điều kiện cho FAA hoàn thiện các quy trình cuối cùng mang tính chất thủ tục. 

Công tác xem xét đánh giá bao trùm toàn bộ các phương diện liên quan đến công tác chuẩn bị, thực hiện các chuyến bay, bao gồm nhưng không giới hạn bởi chương trình an ninh, tổ bay, kỹ thuật, điều phái bay, dịch vụ mặt đất, thông tin hành khách, hàng hóa,…  

Bên cạnh việc các hãng bay cần phải được TSA phê chuẩn toàn bộ hệ thống để được bay tới Mỹ, các sân bay quốc tế tại Việt Nam cũng phải được TSA xác nhận đủ điều kiện về an ninh hàng không, cũng như khả năng sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho hãng bay Việt trên lãnh thổ Mỹ của các sân bay sở tại.

Như vậy, Bamboo Airways đã cơ bản hoàn tất những bước chuẩn bị quan trọng và nghiêm ngặt nhất, để sẵn sàng đưa vào khai thác các chuyến bay thẳng thương mại thường lệ kết nối Mỹ và Việt Nam ngay từ cuối năm 2011 – đầu năm 2022.

Trong một thông tin liên quan, hiện Bamboo Airways đang hợp tác với Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) để đưa vào thử nghiệm hộ chiếu vaccine IATA Travel Pass từ quý IV, phục vụ cho kế hoạch mở lại mạng bay quốc tế nói chung và đường bay thẳng Mỹ nói riêng được thuận lợi và an toàn.

Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video