ASEAN, "cỗ máy" tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kỉ niệm 50 năm thành lập trong bối cảnh có nhiều điều để tự hào khi đạt được tiến bộ kinh tế - xã hội vượt bậc, vững mạnh về sản xuất và có nền chính trị tương đối ổn định.

Về thương mại, một số thành viên phát triển của ASEAN như Singapore đang phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, khiến ASEAN không tránh khỏi việc liên kết mạnh mẽ với chu kỳ tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, Đông Nam Á đã nổi lên như một lựa chọn thay cho nước láng giềng Trung Quốc trong vai trò công xưởng thế giới, nhờ vào chi phí lao động thấp hơn, nhu cầu nội địa gia tăng và cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện.
Theo Capital Economics, thương mại giữa các nước ASEAN vẫn ở mức thấp khi so sánh với các nhóm khu vực khác trên thế giới như EU. Các rào cản phi thuế quan vẫn còn cao giữa các thành viên cũng là nguyên nhân khiến thương mại trong khu vực chưa phát triển.
[caption id="attachment_65324" align="aligncenter" width="700"]
Trong lĩnh vực đầu tư, nhiều nước trong khu vực đang hưởng lợi từ “lợi tức dân số”. Trong khi những nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông đều chứng kiến sự sụt giảm lực lượng lao động kể từ năm 2015, Đông Nam Á vẫn đang sở hữu dân số trong độ tuổi lao động và điều này sẽ tiếp tục duy trì cho đến năm 2020.
Có thể thấy, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực đang thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Hiện tại, công ty Coca-Cola đang mở rộng ở Việt Nam và Myanmar, trong khi Apple đang xây dựng các trung tâm nghiên cứu ở Indonesia.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự báo, tiềm năng đầu tư trong khu vực ASEAN còn rất lớn. Với đà tăng trưởng như hiện nay, đến năm 2020, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giớ