APEC 2017: Cơ hội nâng tầm vị thế mới cho Việt Nam

Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ nhà Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) từ 6-11/11 tại TP. Đà Nẵng. APEC 2017 hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Diễn đàn nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác song phương, tạo cơ hội tốt để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác kinh doanh.

[caption id="attachment_71807" align="aligncenter" width="640"] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Bộ trưởng Tài chính APEC. - Ảnh: VGP[/caption]

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như tổng cầu tăng chậm, vấn đề năng suất lao động chậm cải thiện, bảo vệ môi trường, bất bình đẳng. Các hoạt động của APEC năm 2017, trở thành động lực đem lại nhiều lợi ích về chính trị và kinh tế... Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 nhận định: “Cộng đồng quốc tế  đang có sự tín nhiệm cao đối với Việt Nam. Chúng ta giữ vai trò của người dẫn đường tại thời điểm thế giới đối mặt nhiều thách thức kinh tế và chính trị”.

Cơ hội và thử thách

Thời gian qua, các định chế lớn như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo về những rủi ro từ sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ đối với nền kinh tế toàn cầu. IMF nói rằng bảo hộ thương mại sẽ là một nhân tố đe dọa tăng trưởng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2017. Việt Nam với vai trò chủ nhà APEC 2017 đề xuất chủ đề hoạt động cho năm APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, với mục đích thúc đẩy tăng trưởng thông qua hợp tác kinh tế sâu rộng hơn và tăng cường hội nhập trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bộ Công Thương cho biết đã đề xuất các phương thức hợp tác của năm APEC 2017, bao gồm: thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chủ nhà Việt Nam đưa ra những sáng kiến, biện pháp và chính sách cụ thể, thiết thực nhằm tạo ra những lợi ích gắn liền với người dân và doanh nghiệp trong khu vực. Lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới cần tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trong khối APEC và khu vực. Đặc biệt, trong bối cảnh đang có sự khác biệt giữa các nền kinh tế về cách thức ứng phó với rủi ro và thách thức. Các nền kinh tế cần theo dõi sát diễn biến để phản ứng linh hoạt và nhanh nhạy.

Trong các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), tập trung vào vấn đề chia sẻ rủi ro giữa nhà nước - nhà đầu tư và các công cụ tài chính, cơ chế giảm thiểu và chia sẻ rủi ro, vai trò của khu vực tư nhân trong thực hiện các dự án PPP.

Sự thay đổi về địa chính trị trong khu vực và thế giới cũng là một thách thức cho APEC năm nay. Vấn đề này ảnh hưởng đến chiến lược và kinh tế của khu vực. Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh nhận định rằng APEC đã mang lại nhiều thành tựu tích cực cho sự phát triển của Việt Nam trong suốt 30 năm qua. Tuy nhiên ông cho rằng APEC năm nay sẽ phải đối diện với nhiều thách thức do những thay đổi trong khu vực và trên thế giới: Những thách thức này bao gồm sự phát triển của công nghệ, sự phát triển năng động trong mối tương quan toàn cầu hóa.

Một vấn đề quan trọng nữa là việc tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đang phải đối mặt với các tác động tiêu cực của biển đổi khí hậu nên rất cần sự trợ giúp từ quốc tế. APEC thảo luận về an ninh lương thực, quản lý tài nguyên, phát triển nông thôn/đô thị, đầu tư vào nông nghiệp, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm,…

Tổng thống Mỹ tham gia APEC năm nay thể hiện cam kết tham gia vào sự phát triển kinh tế khu vực châu Á của Hoa Kỳ. Trong đó, thương mại kỹ thuật số, cải cách cơ cấu, các điều kiện thuận lợi cho thương mại, khả năng cạnh tranh của ngành dịch vụ và vấn đề phụ nữ tham gia phát triển kinh tế.

Các công ty Mỹ ngày càng lo ngại về hàng rào thương mại kỹ thuật số và muốn các quốc gia có thể hợp tác để xóa bỏ những hàng rào này để họ có thể tối ưu hóa khả năng trao đổi thương mại: Những hàng rào này bao gồm yêu cầu bắt buộc địa phương hóa, các giới hạn về dòng chảy tự do của dữ liệu,…sẽ ngăn cản phát triển xuất khẩu trong lĩnh vực năng động này.

Cải tiến, phát triển nguồn nhân lực trong thời đại kỹ thuật số, ví dụ như xây dựng một cộng đồng bền vững và hòa nhập, và hội nhập kinh tế khu vực sâu hơn. Sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời đại kỹ thuật số, cũng như sự tham gia của các doanh nghiệp này vào chuỗi giá trị toàn cầu, tương tác số và đổi mới.

Mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư

Đại diện của Nhật Bản cho biết: "Chúng tôi đã sẵn sàng để bàn thảo về các vấn đề chiến lược và hiểu sâu hơn về các vấn đề như dịch vụ kỹ thuật số chẳng hạn. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho các nền kinh tế thành viên APEC để thảo luận về các lĩnh vực kinh tế một cách kỹ lưỡng".

Sau 2 lần khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc tìm kiếm động lực mới là điều quan trọng nhất, đó là nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Việt Nam đề xuất trao đổi về chính sách đối với các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý trong khuôn khổ APEC 2017 và nhận được sự nhất trí của các thành viên APEC. Đây là bước đột phá mới, góp phần thúc đẩy vai trò và tiếng nói của phụ nữ trong thời đại kỹ thuật số và trong việc phát triển doanh nghiệp.

APEC là diễn đàn khu vực hội tụ các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và là diễn đàn liên kết kinh tế quy mô lớn nhất châu Á-Thái Bình Dương. Các nền kinh tế trong diễn đàn chiếm tổng cộng 39% dân số thế giới, 59% GDP toàn cầu, 48% thương mại quốc tế và chiếm khoảng 53% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới.

APEC hiện nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia, và Singapore. Vì vậy, ngoài việc đóng góp vào thành công chung của hợp tác đa phương APEC 2017, Việt Nam sẽ có cơ hội đưa mối quan hệ song phương với các nền kinh tế thành viên APEC lên một tầm cao mới với chiều sâu và hiệu quả hơn nữa.

Ngoài ra, đây cũng là cơ hội tiếp xúc song phương với các thành viên nhằm trao đổi các phương hướng về chiến lược, biện pháp cụ thể làm sâu sắc hơn các quan hệ, hợp tác để bắt kịp với những chuyển biến nhanh chóng hiện nay của nền chính trị-kinh tế thế giới đồng thời đẩy mạnh sự phối hợp, đồng thuận, nâng tầm ảnh hưởng của nhau tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, trong đó có APEC, ASEAN, ASEM, WTO…

APEC khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp uy tín hàng đầu thế giới sang làm ăn, kinh doanh và đầu tư vào Việt Nam, tạo ra cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác và phát triển.

APEC 2017 có các hoạt động tương tác gần gũi, thiết thực giữa doanh nghiệp với các quan chức cao cấp, các nhà hoạch định chính sách. Chính sự tương tác này và cùng với sự quan tâm, lắng nghe của các nhà hoạch định chính sách sẽ chuyển hóa thành những chính sách, những cam kết của APEC đem lại tác động thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự hội tụ của các nền kinh tế năng động hàng đầu khu vực và thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia… cùng hơn 1.000 doanh nghiệp quốc tế thuộc các thành viên APEC đến Việt Nam trong dịp diễn ra sự kiện APEC 2017 sẽ mang lại nhiều cơ hội để kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn.

Lê Hoàng

Tags:

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video