Airbnb mua startup, lấn sân thị trường mới

Startup Gaest.com chuyên cung cấp dịch vụ đặt chỗ cho các cuộc họp, sự kiện trong vài giờ.

Airbnb vừa công bố về thương vụ mua lại Gaest.com - startup khai thác thị trường đặt phòng trực tuyến, phục vụ nhu cầu cho thuê không gian tổ chức hội nghị trong vài giờ.

Gaest được thành lập tại Đan Mạch vào năm 2015 bởi sáng lập Anders Mogensen, đồng thời là Giám đốc điều hành. Startup cung cấp dịch vụ đặt chỗ cho các cuộc họp, sự kiện đội nhóm, thậm chí là chụp ảnh. Gaest cho phép chủ nhà liệt kê các không gian muốn cho thuê giống như Airbnb tới những người có nhu cầu.

Các không gian làm việc cho thuê hiển thị trên trang web của Gaest.com.

Các không gian làm việc cho thuê hiển thị trên trang web của Gaest.com.

Các điều khoản trong thỏa thuận không được tiết lộ. Airbnb được định giá lần cuối là 31 tỷ đô vào năm 2017.

"Giới doanh nhân có thể dành hơn một nửa thời gian trong ngày tại nơi làm việc. Nhu cầu tổ chức cuộc họp, sự kiện mang đến cơ hội hiếm có cho Airbnb, đem đến dịch vụ sử dụng không gian tương ứng tại địa phương, hỗ trợ cộng đồng đa dạng", đại diện Airbnb nói.

Brian Chesky, Giám đốc điều hành Airbnb chuẩn bị phụ trách mảng không gian làm việc.

Brian Chesky, Giám đốc điều hành Airbnb chuẩn bị phụ trách mảng không gian làm việc.

Gaest.com cung cấp dịch vụ tại nhiều quốc gia trên sáu châu lục, sẽ hoạt động như một nền tảng độc lập. Tuy nhiên, nhân viên của công ty sẽ thuộc về Airbnb theo thông tin công bố.

Thương vụ diễn ra sau vài tuần khi Airbnb tiết lộ có lãi trong hai năm qua, trong bối cảnh lợi nhuận là điều khá "xa xỉ' với những công ty khởi nghiệp như Uber, Lyft. Theo một số nguồn tin, Airbnb đang chuẩn bị cho kế hoạch IPO.

Việc mua lại Gaest được đánh giá nằm trong chiến lược tăng trưởng mới của Airbnb. Bằng cách khai phá thêm thị trường không gian làm việc, Airbnb sẽ cạnh tranh với các công ty như WeWork, gần đây đã đổi thương hiệu thành "The We Company", được định giá 47 tỷ đô - nền tảng cho thuê không gian bàn và phòng họp trong thời gian ngắn.

Theo Businessinsider

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.