ACB đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 vượt 20.000 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 25%

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 vượt 20.000 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 25%

Theo tờ trình kế hoạch kinh doanh năm 2023, ACB đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, tổng tài sản đạt 668.788 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Tiền gửi mục tiêu đạt 495.411 tỷ đồng (bao gồm giấy tờ có giá) và dư nợ cho vay đạt 453.836 tỷ đồng, tăng lần lượt 8,1% và 9,7%. Mức tăng hạn mức tín dụng thực tế sẽ được điều chỉnh khi được NHNN cấp bổ sung. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Lợi nhuận trước thuế đề ra cho năm 2023 là 20.058 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2022.

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 vượt 20.000 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 25% - Ảnh 1.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của ACB

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, HĐQT ACB trình cổ đông thông qua phương án chia cổ tức tổng tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.

Cụ thể, ACB muốn phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu để chia cổ tức năm 2022, dự kiến thực hiện trong quý 3/2023. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 33.774 tỷ đồng lên 38.840 tỷ đồng.

Năm nay, ĐHĐCĐ thường niên ACB sẽ bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới (2023-2028). Danh sách ứng viên được đề cử vào HĐQT có 9 người, trong đó 6 người từ HĐQT nhiệm kỳ cũ (không có ông Huang Yuan Chiang – TV HĐQT độc lập). 3 ứng viên mới gồm ông Đỗ Minh Toàn (Chủ tịch Công ty ty chứng khoán ACBS, nguyên Tổng Giám đốc ACB), ông Nguyễn Văn Hòa (Phó TGĐ ACB) và ông Trịnh Bảo Quốc (Thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn KCN Việt Nam).

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 vượt 20.000 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 25% - Ảnh 2.

Danh sách ứng viên bầu vào HĐQT ACB nhiệm kỳ 2023-2028.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video