9 tháng, Thủy sản Mekong (AAM) cán đích lợi nhuận năm

HĐQT CTCP Thủy sản Mekong (AAM – sàn HOSE) vừa thông qua kết quả kinh doanh ước thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2018.

Theo đó, 9 tháng, AAM ước sản lượng 2.527 tấn, hoàn thành 50,54% kế hoạch cả năm; doanh thu hơn 169 tỷ đồng, hoàn thành 76,82% kế hoạch năm và lợi nhuận trước thuế 10,5 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch cả năm đã đề ra.

Bên cạnh đó, HĐQT Công ty cũng thống nhất việc mua lại cổ phiếu quỹ. Cụ thể, AAM dự kiến mua lại 2,4 triệu cổ phiếu quỹ với giá mua theo thông tư 203/2015/TT-BTC. Thời gian mua dự kiến từ ngày 20/10/2018 đến ngày 19/11/2018, phương thức mua là khớp lệnh và thỏa thuận.

Cổ phiếu AAM chính thức niêm yết trên sàn HOSE từ cuối tháng 9/2009. Hiện AAM bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 31/8/2018 do vốn điều lệ đã góp của Công ty giảm xuống dưới 120 tỷ đồng tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kiểm toán 6 tháng năm 2018.

Đồng thời, HOSE đã lưu ý Công ty về khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu AAM nếu trong thời hạn 1 năm Công ty không khắc phục vấn đề về vốn điều lệ của AAM giảm xuống dưới 120 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm 2019.

Được biết, theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2018, AAM đã thông qua việc hủy bỏ cổ phiếu quỹ, giảm vốn điều lệ. Theo đó toàn bộ 2.700.139 cổ phiếu quỹ đã bị hủy bỏ và giảm vốn điều lệ từ gần 126,36 tỷ đồng xuống còn gần 99,36 tỷ đồng.

Hiện giá cổ phiếu AAM đang giao động quanh vùng giá 11.x. Chốt phiên giao dịch sáng nay 26/9, AAM tăng mạnh 6,4% lên sát mức giá trần 11.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh vẫn khá hạn chế 3.260 đơn vị.

N.T
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video