85% TCTD kỳ vọng lợi nhuận năm 2021 tăng trưởng dương

Trong quý 3/2021, 56,8% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng so với quý 2/2021, trong đó chủ yếu là “tăng nhẹ”, 35,8% TCTD kỳ vọng “không đổi” và 7,7% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh “giảm nhẹ”.

85% TCTD kỳ vọng lợi nhuận năm 2021 tăng trưởng dương

Vụ Dự báo, Thống kê Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các Tổ chức tín dụng (TCTD) quý 3 năm 2021. 

Cụ thể, hệ thống TCTD cho biết tiếp tục điều chỉnh "giảm" nhẹ giá bình quân sản phẩm dịch vụ (lãi suất biên và phí dịch vụ) trong Quý 2/2021 và Quý 3/2021, tuy nhiên, xu hướng thu hẹp dần.

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được dự báo tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt đối với cả VNĐ và ngoại tệ trong Quý 3/2021 và cả năm 2021.

Mặt bằng lãi suất huy động – cho vay được dự báo xoay quanh mức hiện tại tính đến cuối năm 2021, riêng nhóm NHTMCP và nhóm Công ty TC & CTTC kỳ vọng giảm nhẹ.

Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 5,5% trong Quý 3/2021 và tăng 11,9% trong năm 2021, tương đương kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. So với kỳ điều tra tháng 3/2021, có 3/6 nhóm TCTD nâng mức dự báo tăng trưởng huy động vốn của năm 2021 trong khi 3 nhóm NH còn lại hạ mức dự báo tăng trưởng huy động vốn trong năm 2021 so với năm 2020.

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD dự báo tăng 4,7% trong quý 3/2021 và tăng 13,1% trong năm 2021, điều chỉnh giảm so với mức kỳ vọng 14,7% tại kỳ điều tra trước. Cơ bản các nhóm TCTD đều điều chỉnh giảm mức dự báo tăng trưởng tín dụng của đơn vị mình trong năm 2021 so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước do quan điểm thận trọng hơn trước tác động khó lường của dịch bệnh Covid-19 trong nửa cuối năm 2021.

Tình hình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong quý 2/2021 tiếp tục có những chuyển biến tích cực hơn so với quý I/2021, các TCTD đánh giá nợ xấu trong quý 2/2021 có xu hướng "giảm nhẹ" so với quý trước, xu hướng này tiếp tục được các TCTD dự kiến trong quý 3/2021.

Trong quý 2/2021, tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng được các TCTD đánh giá tiếp tục cải thiện nhưng chưa được như kỳ vọng do ảnh hưởng bất lợi từ đại dịch Covid-19. Dự kiến trong thời gian tới, 67,6% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý 3/2021 và 73,3% TCTD kỳ vọng cải thiện hơn trong cả năm 2021. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, tại kỳ điều tra này, 2 nhóm TCTD đã điều chỉnh thu hẹp hơn kỳ vọng về tốc độ phục hồi kinh doanh trong năm 2021 của đơn vị mình, trong khi 100% TCTD thuộc nhóm NHTMNN và NHTMCP lớn vẫn duy trì kỳ vọng lạc quan như trước.

Trong quý 3/2021, 56,8% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng so với quý 2/2021, trong đó chủ yếu là “tăng nhẹ”, 35,8% TCTD kỳ vọng “không đổi” và 7,7% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh “giảm nhẹ”.

Tính chung cho năm 2021, 85,4% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương, 4,9% kỳ vọng không đổi và 9,7% TCTD lo ngại lợi nhuận "giảm". 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video