8 năm sau "cơn địa chấn", kinh tế toàn cầu đã thay đổi như thế nào?
8 năm sau khi ngân hàng lớn thứ 4 nước Mỹ nộp đơn phá sản đã kích hoạt lên một cuộc khủng hoảng tài chính làm rung chuyển toàn cầu, thế giới vẫn đang phải vật lộn để hồi phục.

GDP – hay tốc độ tăng trưởng nền kinh tế vẫn chưa thể hồi phục như trước khi xảy ra khủng hoảng. Mặc dù vẫn tăng trưởng, nhưng là tăng trưởng một cách ì ạch đến đau lòng. Theo IMF, GDP năm 2016 của Mỹđược dự đoán sẽ tăng 2,4% - không thay đổi kể từ năm 2014. Trong khi đó, Anh đang phải đối mặt với một tương lai bất ổn kể từ sau khi nước này quyết định rời EU. Năm ngoái, Anh có tốc độ tăng trưởng GDP 2,2% - giảm 0,4% so với năm 2007.
Tốc độ tăng lương
[caption id="attachment_33796" align="aligncenter" width="640"]
Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm kể từ sau khủng hoảng, tuy nhiên thị trường lao động vẫn còn một yếu điểm quan trọng: tốc độ tăng lương.
Từ cuối năm 2008, nhiều NHTW mà tiêu biểu là Fed liên tiếp sử dụng các gói kích thích để chiến đấu lại với suy thoái toàn cầu. Chương trình mua vào trái phiếu – được biết đến với tên gọi nới lỏng định lượng đã trở thành thông lệ. Khi lãi suất thấp không đủ để thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát, Thụy Sĩ, Nhật Bản, khu vực đồng EUR, Đan Mạch và Thụy Điển đã chuyển sang lãi suất âm.
Chứng khoán
[caption id="attachment_33795" align="aligncenter" width="640"]
Nhưng nỗ lực của NHTW đã không đem đến lợi ích chung. NHTW bơm tiền ra thị trường khiến giá cổ phiếu trên toàn cầu tăng.
[caption id="attachment_33794" align="aligncenter" width="640"]
Tuy nhiên, cổ phiếu ngành ngân hàng lại giảm. Sau khi nhận được cứu trợ, nhiều ngân hàng đã phải trải qua quá trình tái cơ cấu và tái tư bản hóa. Nhiều người bị mất việc làm, tiền lương bị cắt giảm. Mặc dù 8 năm trôi qua, tuy nhiên đến nay nhiều ngân hàng ở châu Âu vẫn đang phải hứng chịu hậu quả.
Giá vàng
[caption id="attachment_33793" align="aligncenter" width="640"]
Ngay sau khi khủng hoảng nổ ra, nhà đầu tư nháo nhác đi tìm vàng là tài sản trú ẩn. Giá vàng cho đến nay vẫn đang tiếp tục tăng – một dấu hiệu cho thấy thị trường vẫn chưa bình phục sau khủng hoảng. Chỉ mới tháng trước, nhiều nhà đầu tư trong đó có Bill Gross và Jefferey Gundlach nhận định vàng là loại tài sản duy nhất có giá trị để mua vào hiện nay.
Đồng bitcoin
[caption id="attachment_33792" align="aligncenter" width="640"]
Sau khi Lehman Brothers sụp đổ, cho thấy nhiều rạn nứt trong hệ thống ngân hàng Mỹ, đồng Bitcoin đã được sinh ra – một loại “đồng tiền” được dùng để giao dịch không có sự tham gia của chính phủ và NHTW. Năm 2013, đồng bitcoin thực sự bùng nổ. Tuy nhiên chưa được 1 năm, giá đồng tiền giảm mạnh cho đến năm ngoái, một nửa giới trẻ Mỹ cho biết họ sẽ không bao giờ sử dụng đồng tiền này.
Theo Trí thức trẻ/Quartz