5 cá nhân chuyển hàng nghìn tỷ cổ phiếu Vingroup cho công ty ông Vượng

5 cổ đông cá nhân của Vingroup đã chuyển 55,6 triệu cổ phiếu VIC cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam doanh nghiệp do ông Phạm Nhật Vượng nắm đa số vốn.

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) mới đây đã có thông báo về việc hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phiếu giữa các cổ đông của Tập đoàn Vingroup (VIC).

Theo đó, 5 cổ đông cá nhân của tập đoàn này đã chuyển quyền sở hữu hơn 55,6 triệu cổ phiếu VIC cho cổ đông lớn - Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.

Tuy giá trị chuyển nhượng không được công bố, nhưng theo giá thị trường hiện tại của cổ phiếu VIC (trên 114.000 đồng/cổ phiếu), giá trị lô cổ phiếu chuyển nhượng nói trên vào khoảng hơn 6.300 tỷ đồng.

Trong đó, người chuyển nhượng nhiều nhất là bà cổ đông Lê Thanh Hiền, chuyển nhượng hơn 20,6 triệu cổ phiếu VIC, tương đương hơn 2.300 tỷ đồng.

Chuyển quyền sở hữu cổ phiếu VIC:

STT Bên CQSH Bên nhận CQSH Mã chứng khoán Số lượng chứng khoán
1 Trần Kim Quyên Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam VIC 9.922.000
2 Nguyễn Khắc Đát 5.055.957
3 Hoàng Quốc Thủy 13.813.278
4 Lê Thanh Hiền 20.638.632
5 Nguyễn Mạnh Cường 6.175.256
  Tổng cộng 55.605.123

Các cổ đông khác như Hoàng Quốc Thủy cũng chuyển nhượng hơn 13,8 triệu cổ phiếu (1.600 tỷ); Trần Kim Quyên chuyển 9,9 triệu cổ phiếu (1.100 tỷ); Nguyễn Mạnh Cường chuyển 6,1 triệu cổ phiếu (700 tỷ); và Nguyễn Khắc Đát chuyển nhượng hơn 5 triệu cổ phiếu VIC (gần 600 tỷ đồng).

Đáng chú ý, cả 5 cá nhân này đều không phải nhân sự lãnh đạo có liên quan tới Vingroup và các công ty con niêm yết của tập đoàn này.

Trong khi đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam chính là doanh nghiệp do ông Phạm Nhật Vượng nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu hơn 92%. Ngoài ra, bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) cũng là một cổ đông khác tại Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.

Trước đó, công ty này cũng đã thông báo về việc nhận chuyển quyền sở hữu hơn 55,6 triệu cổ phiếu VIC từ đối tác để nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên mức 1,12 tỷ đơn vị, chiếm 32,67% vốn điều lệ Vingroup.

Ngoài việc nắm giữ vốn Vingroup gián tiếp thông qua Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, cá nhân ông Vượng còn đang sở hữu trực tiếp 876 triệu cổ phiếu VIC, chiếm 25,54% vốn điều lệ tập đoàn.

Bà Phạm Thu Hương cũng đang sở hữu 4,4% vốn doanh nghiệp. Nếu tính cả số vốn sở hữu trực tiếp và gián tiếp, vợ chồng ông Vượng đang chi phối khoảng 62% cổ phần Tập đoàn Vingroup.

Giá thị trường hiện tại của cổ phiếu VIC ở mức 114.600 đồng (ngày 20/1), tương đương giá trị cổ phiếu vợ chồng ông Vượng đang sở hữu vào khoảng 240.000 tỷ đồng (hơn 10 tỷ USD).

Theo số liệu cập nhật từ tạp chí Forbes, tại ngày 20/1, khối tài sản ròng vị doanh nhân người Việt này sở hữu là 7,6 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với đầu năm 2019 và xếp thứ 239 thế giới.

Trong khi đó, số liệu của Bloomberg ước tính khối tài sản ròng của ông Vượng là 9,1 tỷ USD.

Theo Zing

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video