3 nhà đầu tư tổ chức “gom” 61,2% cổ phần Tổng Công ty vàng Agribank

Với mức giá đấu thầu thành công bình quân 15.044 đồng/cổ phần, Agribank thu về gần 190 tỷ đồng từ đấu giá hơn 12,6 triệu cổ phần Tổng Công ty vàng Agribank (AJC).

Phiên đấu giá cổ phần Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam (AJC) của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa được tổ chức đã bán thành công 12,6 triệu cổ phần tương đương 61,2% vốn điều lệ của AJC.

Trong tổng 13 nhà đầu tư tham gia đăng ký mua, có 3 tổ chức, còn lại là 10 cá nhân. Tổng khối lượng cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua là 23,7 triệu cổ phần, gấp đôi số lượng đặt bán. Kết quả phiên đấu giá, 3 nhà đầu tư là tổ chức trong nước đã trúng giá và gom về toàn bộ 12,6 triệu cổ phần AJC (chiếm 61,24% vốn điều lệ) với giá đấu bình quân là 15.044 đồng/cp, cao hơn 8,2% so với giá khởi điểm mà Agribank đưa ra (13.900 đồng/cp). Tổng giá trị cổ phần bán được tương ứng 189,79 tỷ đồng.

Mức giá đấu thầu thành công cao nhất là 16.000 đồng/cổ phần còn mức giá đấu thầu thành công thấp nhất là 14.600 đồng/cổ phần. Với mức giá đấu thầu bình quân 15.044 đồng/cổ phần, Agribank thu về khoảng 190 tỷ đồng từ lần thoái vốn này.

Như vậy, trái ngược với dự đoán trước đó cho rằng việc thoái vốn của Agribank có thể sẽ gặp không ít khó khăn do hoạt động kinh doanh của AJC đang gặp nhiều khó khăn (NHNN không cấp phép cho bất kỳ doanh nghiệp nào được nhập khẩu vàng nguyên liệu trong nhiều năm nay cũng đang khiến hoạt động của AJC bị rơi vào bế tắc) thì giá đấu lại còn cao hơn so với giá khởi điểm mà Agribank đưa ra.

AJC tiền thân là Công ty Kinh doanh Mỹ nghệ Vàng bạc Đá quý Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (viết tắt AJC) được thành lập năm 1994, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Agribank.

Tháng 9/2008, AJC đã tiến hành đấu giá bán cổ phần lần đầu tiên (IPO) thành công. AJC có 2 cổ đông chiến lược là Ngân hàng Đông Nam Á (Seabank) và Tập đoàn Nam Cường và nhiều cổ đông phổ thông khác.

Kết thúc 9 tháng năm 2017, AJC đạt doanh thu 745,83 tỷ đồng, giảm 18,66% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 59,2% kế hoạch cả năm (1.260 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế 1,13 tỷ đồng, giảm 73,22% so với cùng kỳ năm trước và mới chỉ hoàn thành 35% kế hoạch cả năm (3,22 tỷ đồng).

Đến cuối tháng 9/2017, tổng tài sản của AJC đạt 220,88 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là âm 8,93 tỷ đồng.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video