2 tháng, tổng tài sản thị trường bảo hiểm tăng gần 30.000 tỷ đồng

Hết tháng 2/2021, ước tính tổng tài sản của thị trường bảo hiểm đạt 582.385 tỷ đồng, tăng 24,10% so với cùng kỳ năm 2020...

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, qua 2 tháng đầu năm 2021 với nhiều khó khăn và thách thức, thị trường bảo hiểm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng.

Cụ thể, tính đến hết tháng 2/2021, thị trường bảo hiểm có 70 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; trong đó, có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 19 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Ngoài ra còn có 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Ước tính tổng tài sản đạt 582.385 tỷ đồng, tăng 24,10% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó; các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 100.215 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 422.060 tỷ đồng.

Trước đó, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng thị trường bảo hiểm năm 2020 vẫn duy trì được sự tăng trưởng khả quan với tổng giá trị tài sản bảo hiểm ước đạt 552.403 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2019. 

Như vậy, chỉ trong 2 tháng, tổng giá trị tài sản bảo hiểm đã tăng thêm khoảng gần 30.000 tỷ đồng.

Cũng trong 2 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 470.893 tỷ đồng, tăng 22,85% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó; các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 24.203 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 345.786 tỷ đồng.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm qua 2 tháng, ước đạt 26.950 tỷ đồng, tăng 11,78% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 10.397 tỷ đồng, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 16.553 tỷ đồng.

Được biết, Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và hoàn thiện dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm. Cơ quan này cho rằng, việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm là thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu về sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật có liên quan và yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn, khắc phục những bất cập của cơ chế chính sách và sự tồn tại của thị trường...

Theo VnEconomy

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video