19/4, HNG chốt quyền lấy ý kiến phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông

Cổ đông sở hữu cổ phần HNG sẽ nhận được quyền mua trái phiếu chuyển đổi.

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã HNG-HoSE) mới đây đã có thông báo về lịch chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản.

Theo đó, danh sách cổ đông sẽ được chốt vào ngày 19/4/2018. Tài liệu đại hội sẽ được công bố vào ngày 26/4.

Mặc dù chưa có thông tin chi tiết nhưng nội dung được trình lần này sẽ là phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu. Cổ đông sở hữu cổ phần HNG sẽ nhận được quyền mua trái phiếu chuyển đổi. Nắm giữ trái phiếu chuyển đổi đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ nhận được mức lãi cố định hàng tháng. Khi đến thời hạn, trái chủ được lựa chọn hoặc nhận khoản thanh toán khi đáo hạn hoặc chuyển đổi sang cổ phiếu theo tỷ lệ chuyển đổi.

Do không ngay lập tức phát hành cổ phiếu nên cũng sẽ không xảy ra tình trạng pha loãng cổ phiếu. Trước đó, một số doanh nghiệp trên sàn cũng phát hành trái phiếu chuyển đổi cho các cổ đông mà điển hình là trường hợp cổ phiếu CII năm 2014. Dù không bị điều chỉnh giá theo quy định nhưng giá cổ phiếu CII khi đó đã giảm khá mạnh để cân bằng lợi ích người giữ và không giữ quyền mua trái phiếu chuyển đổi.

Kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi cho các cổ đông đã được đưa ra trước đó hồi cuối tháng 3. Trước đó, HNG phát hành xong 119,7 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi các khoản nợ vào ngày 5/3.

Tính đến thời điểm cuối năm 2017, tổng nợ phải trả của HNG chiếm 68% tổng nguồn vốn với giá trị xấp xỉ 22.129 tỷ đồng. Trong đó riêng vay nợ ngắn và dài hạn 14.160 tỷ đồng, chiếm 63% tổng nợ phải trả. Sau một năm, nợ ngân hàng của HNG đã giảm khoảng 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số khoản vay không đáp ứng đủ điều kiện như đã cam kết trong hợp đồng như số lượng cây trồng không đúng, số lượng đàn bò không thỏa mãn yêu cầu, chưa mua bảo hiểm cho các tài sản đảm bảo. Một số khoản vay có giá trị nhỏ nhóm công ty chưa thanh toán khi đến hạn.

Theo Ngọc Linh - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video