150 nghìn tỷ đồng được bơm ra thị trường chỉ trong 10 ngày cuối năm

Tín dụng tăng mạnh trong tháng cuối năm nhưng thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn khá dồi dào.

Trung tâm Phân tích thuộc công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) dẫn số liệu từ cơ quan quản lý cho thấy tăng trưởng tín dụng năm 2020 đạt 12,13% so với cuối năm 2019. Trong 10 ngày cuối năm, dư nợ tín dụng tăng thêm gần 2% tương đưogn khoảng gần 150.000 tỷ đồng. Tín dụng tăng mạnh trong tháng cuối năm nhưng thanh khoản các ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn rất dồi dào, thị trường tiền tệ không có nhiều biến động. 

Trên thực tế tín dụng những ngày cuối năm đều được các ngân hàng đẩy mạnh do hoạt động giải ngân được đẩy nhanh hơn, nhu cầu vay vốn cuối năm cũng nhiều hơn. Đơn cử như tại Vietcombank, theo số liệu được lãnh đạo ngân hàng này cung cấp thì chỉ trong những ngày cuối tháng 12 đã có thêm gần 30 nghìn tỷ được bơm ra nền kinh tế, trong tổng số 110 nghìn tỷ được bơm trong cả năm 2020 (mức tăng trưởng tín dụng 14% của Vietcombank tương đương với 110 nghìn tỷ đồng được cho vay thêm trong năm qua). 

Trở lại với báo cáo của SSI Research, trong tuần trước, trên thị trường mở tiếp tục không có giao dịch và lãi suất trên liên ngân hàng đi ngang ở mức 0,19%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,26%/năm với kỳ hạn 1 tuần. Lãi suất tiền gửi với khách hàng tổ chức cũng ổn định ở mức 2,5-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.

SSI Research dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2021 khoảng 13-14%, lãi suất tiền gửi vẫn giữ ở mức thấp trong nửa đầu năm 2021 và có thể nhích tăng vào nửa cuối năm do đầu ra tín dụng mạnh hơn. Con số dự báo tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mục tiêu đặt ra của NHNN, là tăng khoảng 12%.

Theo Kinh doanh & Phát triển

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video