10 tháng, toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước từ chối chi hơn 56 tỷ đồng

10 tháng đầu năm, toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã từ chối chi ước đạt 56,5 tỷ đồng thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư do nhứng lỹ do phát sinh từ chủ đầu tư.

Theo số liệu mới nhất từ KBNN, ước đến hết ngày 31/10/2018, toàn hệ thống đã kiểm soát, thanh toán 893.819,1 tỷ đồng cho chi thường xuyên và chi đầu tư.

Cụ thể, vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2018 giải ngân qua KBNN trên 222.025 tỷ đồng, đạt 57,6% kế hoạch. Trong đó, nguồn Chính phủ giao giải ngân trên 220.403 tỷ đồng, đạt 57,9% kế hoạch (bao gồm: vốn xây dựng cơ bản giải ngân trên 180.771 tỷ đồng, đạt 60,4% kế hoạch; vốn trái phiếu chính phủ giải ngân trên 12.828 tỷ đồng, đạt 30,6% kế hoạch; vốn chương trình mục tiêu và chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân gần 26.804 tỷ đồng, đạt 67,6% kế hoạch). Nguồn thu để lại giải ngân trên 1.621 tỷ đồng, đạt 37,2% kế hoạch KBNN nhận được.

Cũng theo KBNN, thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, toàn hệ thống KBNN từ chối ước đạt 56,5 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh chưa được phê duyệt, một số khoản chi chưa đủ hồ sơ theo quy định....

Trong chi thường xuyên, dự toán chi năm 2018 của ngân sách nhà nước qua KBNN đã loại trừ số tạm ứng và dự toán từ năm trước chuyển sang là 976.515 tỷ đồng.

Ước đến hết ngày 31/10/2018, toàn hệ thống đã thực hiện kiểm soát được 671.794 tỷ đồng, đạt 68,8% dự toán (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).

Theo thống kê, các đơn vị KBNN đã phát hiện ước khoảng 12.250 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 32,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong tháng 10/2018, KBNN đã tổ chức 4 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và đã huy động được 4.667 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển.

Lũy kế đến 24/10/2018 huy động được 141.428 tỷ đồng, đạt 64% so với kế hoạch năm (kế hoạch năm 2018 là 220.970 tỷ đồng).

Theo Thùy Linh Hải quan

Tags:

Nam A Bank 6 tháng đầu năm 2025: Quy mô vượt trội, tăng trưởng khả quan

6 tháng đầu năm 2025, Nam A Bank (HOSE: NAB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này đến từ đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đầu tư giấy tờ có giá cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, góp phần quan trọng vào tổng thu nhập hoạt động trong kỳ.

Dữ liệu - tài nguyên cốt lõi cho tăng trưởng và đổi mới sáng tạo ngành Ngân hàng

Theo các chuyên gia, ngành Ngân hàng - một trong những lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng công nghệ và số hóa dịch vụ, hiện có đầy đủ điều kiện để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn lấy dữ liệu làm trung tâm cho mọi hoạt động vận hành, ra quyết định và phục vụ khách hàng.

Ngành Ngân hàng quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn trong nửa cuối năm 2025

Phát biểu kết luận tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, để góp phần cùng cả hệ thống chính trị hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và cả giai đoạn 2021–2025, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định quan điểm điều hành đã đề ra ngay từ đầu năm tại Chỉ thị 01/CT-NHNN. Theo đó, ngành Ngân hàng nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng và bảo đảm an toàn hệ thống, nhưng với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn và hành động quyết liệt hơn trong triển khai thực hiện.

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Video