'Thủ phủ vàng mã' lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong 'tháng cô hồn'

'Thủ phủ vàng mã' Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) năm nay không còn cảnh nhộn nhịp, tấp nập xe máy ô tô chở đồ cúng lễ. Gần đến Rằm tháng Bảy, các hộ vẫn sản xuất cầm chừng, hàng hóa không nhiều, cũng hiếm có các đơn hàng đặc biệt.

Xã Song Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) vẫn được biết đến là “thủ phủ vàng mã” lớn nhất miền Bắc. Cứ đến tháng 7 âm lịch, cả làng lại tấp nập làm mã, mỗi nhà chuyên sản xuất một mặt hàng.

Vào thời điểm này hàng năm, nhiều gia đình có thói quen sắm sửa nhiều vàng mã, làm lễ cúng Rằm tháng Bảy rất lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều đền, chùa khuyến cáo người dân hạn chế đốt vàng mã, cộng thêm ảnh hưởng của dịch bệnh nên năm nay nhiều người không “chi mạnh tay” mua sắm vàng mã như trước, thị trường khá trầm lắng.

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 1.

Gia đình nhà bà Nguyễn Thị Tuyết (thôn Đạo Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) chuyên sản xuất mặt hàng “xe máy” cho người đã mất.

Năm nay, nhu cầu thị trường thấp hơn, nhà bà Tuyết cũng sản xuất cầm chừng. Hơn 1 tuần vừa qua, bà Tuyết mới bán ra thị trường khoảng 5.000 sản phẩm, thấp hơn 1/3 so với những năm trước và không có đơn hàng nào đặt "xe" giá vài triệu đồng như mọi năm.Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết (thôn Đạo Khê, xã Song Hồ) chuyên sản xuất mặt hàng “xe máy” mã. Những năm trước, mỗi dịp tháng 7 âm lịch, nhà bà Tuyết bán ra thị trường khoảng hơn 15.000 chiếc xe mã các loại.

"Do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay tất cả các mặt hàng mã đều bán rất chậm. Mọi năm tầm này một ngày tôi bán hàng nghìn chiếc, nhưng năm nay, ngày nào bán cao nhất cũng chỉ được gần 1 nghìn chiếc xe.

Mấy năm trở lại đây, năm nào nhà tôi cũng nhận làm những chiếc xe lớn, có giá trị đến vài triệu đồng, nhưng năm nay vẫn chưa có ai đặt đơn hàng đặc biệt như vậy”, bà Tuyết chia sẻ.

Cơ sở sản xuất hàng mã nhà ông Hà Tiến Đồng cũng trong tình trạng tương tự, các mặt hàng thông dụng như quần áo, giày dép, mũ… bán ra chậm hơn so với mọi năm.

“Năm nay nhà tôi chủ yếu làm theo đơn đặt hàng chứ không dám sản xuất nhiều như mọi năm. Tôi nghĩ do ảnh hưởng của dịch bệnh nên người dân cắt giảm chi tiêu.

Vì nghề gia truyền nên nhà tôi hàng ngày vẫn sản xuất bình thường. Những năm trước, vào mùa này, nhà tôi phải thuê người làm thêm thì mới đủ sản phẩm cung cấp ra thị trường. Năm nay tôi không dám thuê, vì nếu sản xuất nhiều sẽ không ai mua", ông Đồng cho hay.

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 2.

Cơ sở sản xuất hàng mã nhà ông Hà Tiến Đồng ảm đạm trong tháng cao điểm.

Một số hình ảnh PV ghi lại tại phố Song Hồ:

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 3.

Khác hẳn với mọi năm, phố Song Hồ năm nay khá vắng lặng, ít người tới mua mã.

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 4.

Theo quan sát của phóng viên, trên con phố Song Hồ chỉ dài 1km, các tiểu thương chất vàng mã đầy nhà, sẵn sàng phục vụ nhu cầu cúng lễ tháng "cô hồn".

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 5.

“Vàng thỏi” gói thành từng bao.

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 6.

Các hộ làm hàng mã chỉ sản xuất cầm chừng.

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 7.

Xe tải từ nơi khác đến lấy hàng cũng rất ít.

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 8.

Một chiếc "máy ảnh" mã được làm giống như thật.

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 9.

Ngoài những mặt hàng truyền thống như quần, áo, giày dép…, các hộ sản xuất ở đây còn nhận làm sản phẩm có mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng.

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 10.

Thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc đìu hiu lạ thường trong tháng cô hồn - Ảnh 11.

Những xe máy chở hàng mã lác đác trên phố.

Theo Bảo Khánh (Infonet)

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video