“Lào, Campuchia, Myanmar cũng là đối thủ của Việt Nam”

Việt Nam phải tự đổi mới vươn lên, nếu không làm tốt Việt Nam đối thủ của Việt Nam sẽ không chỉ là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia mà có cả Lào, Campuchia, Myanmar, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết.

[caption id="attachment_6760" align="aligncenter" width="700"]Bộ trưởng Bùi Quang Vinh và các diễn giả tại Diễn đàn Đầu tư toàn cầu 2015. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh và các diễn giả tại Diễn đàn Đầu tư toàn cầu 2015.[/caption]

Trả lời câu hỏi tại Diễn đàn Đầu tư toàn cầu 2015 diễn ra vào sáng 30/9 liên quan đến đánh giá của Bộ trưởng Vinh coi nền kinh tế nào ở ASEAN là đối thủ, ông Bùi Quang Vinh cho biết, để đánh giá về đối thủ của Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là đúng nhất trong khi phía Việt Nam mong muốn các nước trong ASEAN đều phát triển, tạo thành một cộng đồng phát triển, lớn mạnh.

Tuy nhiên, ở góc độ chính sách, Bộ trưởng Vinh cho biết, Việt Nam cho rằng đối thủ thay đổi, hôm nay là Thái Lan, ngày mai có thể là Malaysia… nhưng điểm chính, Việt Nam phải vượt qua chính mình.

"Nếu tiếp tục duy trì môi trường đầu tư mà thủ tục rườm rà, minh bạch chưa cao Việt Nam sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh. Có thể hôm nay họ không phải đối thủ nhưng ngày mai sẽ là đối thủ, điều bức xúc nhất là Việt Nam phải tự vươn lên", Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Vinh dẫn chứng về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mặc dù Việt Nam đã khởi xướng từ sớm nhưng doanh nghiệp trong nước không phát triển để làm ra các sản phẩm, linh kiện đầu vào nên các nhà đầu tư Nhật Bản đã rút sang các nước trong khu vực ASEAN trong khi đó, các doanh nghiệp như Trung Quốc và Thái Lan lại làm rất tốt.

"Thái Lan cạnh tranh là thị trường ô tô lớn nhưng thời gian gần đây mguồn dịch chuyển sang Indonesia, không phải Việt Nam", ông Vinh nói.

Về trường hợp Samsung, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn đến từ Hàn Quốc, Bộ trưởng Vinh cho biết, Samsung muốn nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp hỗ trợ, yêu cầu nội địa hoá để giá thành thấp đi nhưng các doanh nghiệp Việt chưa làm được.

"Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh không có chuyện ưu tiên trước sau, tạo sức ép trong nước phải phát triển, cạnh tranh, buộc phải vươn lên, bị loại thải, có người chiến thắng", Bộ trưởng nói.

Ông Vinh cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp FDI cũng cần doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh để hợp tác và cùng làm, nếu Việt Nam không tự đổi mới, vươn lên sẽ có nhiều đối thủ trong đó có Lào, Campuchia, Myanmar.

Đánh giá chung về kinh tế Việt Nam trước diễn đàn, Bộ trưởng Vinh cho biết, năm 2015, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thay đổi, ứng phó với các vấn đề Nga, nợ công Châu Âu, vấn đề giá dầu giảm mạnh ảnh hưởng đến thu ngân sách.

Những mục tiêu Việt Nam đặt ra đã hoàn toàn đạt được như tăng trưởng ngày càng ổn định với mức tăng trưởng 2016 dự kiến đạt 6,7%. 

Cũng theo Bộ trưởng Vinh, Việt Nam có 4 điểm khác với các quốc gia trong khu vực ASEAN thu hút đầu tư nước ngoài như vị trí địa lý thuận lợi, gắn liền lục địa nhưng Việt Nam lại có bờ biển dài hơn 3.000km.

bo truong bui quang vinh 2

Thứ hai, Việt Nam có điều khác biêt là chính trị ổn định, theo đó các chính sách nhất quán.

Thứ ba, nguồn nhân công khá rẻ, việc Hội đồng Lương quyết định tăng lương cơ bản thêm 12%, mức lương bình quân vẫn ở mức 1,5 triệu USD, Nguồn lao động này của Việt Nam thuận lợi là trẻ và được đào tạo, có tính cần cù.

Thứ tư, môi trường đầu tư, thể chế Việt Nam sẽ ổn định, tăng trưởng của Việt Nam ở mức ổn định và một thị trường rộng lớn là những gì các nhà đầu tư đang nhìn vào Việt Nam.

Theo Bizlive

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.