“Hiện tượng” Sacombank và ACB

Trong vòng 1 tháng qua, giá cổ phiếu STB của Sacombank chỉ giảm có 4 phiên, còn lại là tăng. Cổ phiếu của ACB cũng chẳng kém cạnh với mức tăng tổng cộng tới hơn 33%.

Cổ phiếu STB của Sacombank đã tăng gần 27% kể từ đáy Giá cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) liên tục tăng trong hơn 1 tháng qua. Thống kê cho thấy, từ 23/12 tới nay, giá cổ phiếu STB của Sacombank chỉ giảm có 4 phiên. Do các phiên đều tăng với biên độ nhẹ và đều đặn, nên tính trong tháng qua giá cổ phiếu ngân hàng này đã tăng 13,9%, từ mức 8.340 đồng lên 9.500 đồng/cổ phiếu. Và nếu so với mức giá ở vùng đáy 7.500 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 12 thì hiện cổ phiếu này đã tăng giá gần 27%. Đáng chú ý trong tuần vừa qua cổ phiếu STB đã xuất hiện các lệnh thỏa thuận khá lớn, tổng cộng tới gần 7 cổ phiếu, trong đó riêng phiên 16/1 có tới hơn 6 triệu cổ phiếu được trao tay với trị giá hơn 50 tỷ đồng. Cổ phiếu này cũng được khối ngoại chú ý với nhiều phiên mua ròng liên tiếp.
[caption id="attachment_48046" align="aligncenter" width="302"] Diễn biến giá cổ phiếu STB 3 tháng trở lại đây[/caption]

Có nhiều lý do lý giải cho việc cổ phiếu STB tăng. Đầu tiên, dư luận bàn tán về khả năng đổi chủ cho ngân hàng này khi xuất phát từ một sự kiện cách đây chưa lâu, khi được hỏi về việc quay trở lại ngành ngân hàng, ông Đặng Văn Thành, cựu chủ tịch Sacombank đã để ngỏ khả năng này khi nói: “Với bức tranh ngành ngân hàng như hiện nay, tôi nghĩ nên trở lại để dốc sức cùng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2020 phát triển nền kinh tế."

Nhà đầu tư cũng có thêm niềm tin vào cổ phiếu STB khi đương kim chủ tịch ngân hàng này là ông Kiều Hữu Dũng cho biết đang có một tổ chức nước ngoài sẵn sàng đổ 1 tỷ USD vào ngân hàng, và có 1 tổ chức trong nước khác muốn mua 20% cổ phần STB với giá 1.5 (tức 15.000 đồng/cổ phiếu), cao hơn rất nhiều so với thị giá.

Dù rằng hồi đầu tháng này, tại cuộc họp báo của Ngân hàng Nhà nước, phó chánh thanh tra NHNN đã đề cập đến Sacombank là 1 trong 5 ngân hàng sẽ được tập trung xử lý trong năm nay, song ông cũng khẳng định việc xử lý là nhằm hỗ trợ giải quyết nợ xấu hậu sáp nhập, và rằng Sacombank vẫn đang tăng trưởng tốt.

Theo ông chủ tịch HĐQT Sacombank thì năm 2016 riêng Sacombank (không kể Phương Nam) đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 4.000 tỷ đồng.

Ngoài ra mới đây, Sacombank còn dự kiến niêm yết 400 triệu cổ phiếu hoán đổi với Phương Nam sau hơn 1 năm trì hoãn. Theo đánh giá của giới phân tích thì đây là động thái tích cực, cho thấy đang có dấu hiệu tiến triển rõ ràng không chỉ ở Sacombank hậu sáp nhập mà còn là khả năng khác về việc M&A trở thành hiện thực.

Cổ phiếu ACB tăng dựng đứng

Trong khi đó cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng có biến động không kém gì STB khi liên tục tăng trong tháng vừa qua. Thậm chí với các bước giá tăng mạnh hơn ở mỗi phiên, kết thúc 1 tháng giao dịch cổ phiếu ACB dù giảm 4 phiên và 3 phiên đi ngang song lại tăng tới 33,5%, từ mức 17.300 đồng lên 23.100 đồng/cổ phiếu.

[caption id="attachment_48047" align="aligncenter" width="304"] Giá cổ phiếu ACB trong 1 tháng qua tăng liên tục[/caption]

Thông tin về ACB thời gian gần đây không nhiều, ngoại trừ việc ngân hàng phát hành hơn 89 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 10%, và số cổ phiếu này sẽ được niêm yết bổ sung trên sàn từ ngày 25/1 tới đây. Tuy nhiên những gì người ta nhìn thấy ở ACB là cú lội ngược dòng ngoạn mục, mà bản chất là sự phục hồi từ khủng hoảng 2012 vốn đã khiến ngân hàng phải trả giá trong thời gian dài. Hiện ngân hàng vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh 2016 nhưng qua báo cáo quý 3 cũng có thể mường tượng ra bức tranh ngân hàng với nhiều điểm sáng.

Trước đó, CEO của ngân hàng này là ông Đỗ Minh Toàn đã nhiều lần nói với cổ đông rằng, những vấn đề cũ liên quan đến các công ty của bầu Kiên ngân hàng sẽ giải quyết dứt điểm trong năm 2016 và từ năm nay ACB sẽ "tìm lại chính mình".

Có thể giá cổ phiếu đang ở mức cao nên 1 nhà đầu tư nước ngoài đã lên kế hoạch chốt lời. Theo công bố mới đây, The CH/SE Asia Investment Holdings (Singapore) PTE. Ltd - nơi thành viên Hội đồng quản trị của ACB là ông Dominic Scriven làm thành viên Ban Kiểm soát - có kế hoạch bán toàn bộ 539.330 cổ phiếu ACB với phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trong thời gian từ 20/1 đến 20/2.

Nhiều tín hiệu tích cực cho ngành ngân hàng 2017

Ngoài những yếu tố nội tại trên về ACB và Sacombank thì các ngân hàng nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung từ đầu năm tới nay đón nhận nhiều thông tin tích cực cũng hỗ trợ cho giá cổ phiếu vẫn được mệnh danh là “vua” này. Có thể kể đến như tỷ giá liên tục giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà điều hành. Tiếp đến là thông điệp nới “room” cho khối ngoại từ người đứng đầu Chính phủ trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình nước ngoài tuần trước.

Việc cho các ngân hàng thêm thời gian đến tận đầu năm 2020 để thay đổi, thích nghi với hệ số an toàn vốn CAR theo chuẩn Basel 2 là 8% cũng là tin vui với các ngân hàng, nhất là những nhà băng nằm trong diện thí điểm áp dụng Basel II từ tháng 9 tới đây (trong đó có 6 ngân hàng niêm yết gồm Sacombank, ACB, VietinBank, BIDV, Vietcombank và MB).

Ngoài ra, kế hoạch năm nay sẽ có thêm nhiều ngân hàng lên sàn cùng quyết tâm tái cơ cấu toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng của NHNN cũng làm tăng niềm tin cho nhà đầu tư về một hệ thống ngân hàng thực sự lành mạnh, là nơi mà họ có thể an tâm đổ vốn kiếm lời.

Với những tín hiệu rõ ràng như vậy, các chuyên gia cho rằng hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào một bức tranh tươi sáng của cổ phiếu ngân hàng trong năm nay.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video