"Đua" phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất lên tới 13%/năm

Ngân hàng và bất động sản là 2 nhóm ngành phát hành nhiều trái phiếu nhất từ đầu năm đến nay.

Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cho biết, theo dữ liệu công bố đến ngày 30/09/2021 của HNX và SSC, trong tháng 9 có tổng cộng 42 đợt phát hành trái phiếu và toàn bộ được phát hành theo hình thức phát hành riêng lẻ với tổng giá trị phát hành là 29.734 tỷ đồng. 

Nhóm Ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về khối lượng phát hành trong tháng 9, với tổng giá trị phát hành 13.860 tỷ đồng, chiếm 47% tổng giá trị phát hành. Trong đó, có 6.210 tỷ đồng trái phiếu phát hành tăng vốn cấp 2 của BIDV, Vietinbank, VIB, MB. Lãi suất phát hành các trái phiếu tăng vốn cấp 2 chủ yếu là lãi suất thả nổi tham chiếu bình quân lãi suất tiết kiệm 4 Ngân hàng (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank), dao động từ 6,4% đến 7,9%/năm, cao hơn so với tháng 8 do các trái phiếu có kì hạn dài hơn. Các ngân hàng có khối lượng phát hành lớn gồm: BIDV (3.240 tỷ), OCB (2.000 tỷ), Vietinbank (2.050 tỷ). 

Nhóm Bất động sản xếp vị trí thứ hai với tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ đạt 8.394 tỷ đồng, trong đó khoảng 11% trái phiếu phát hành bảo đảm bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản bảo đảm. Một số tổ chức phát hành có khối lượng lớn nổi bật trong tháng gồm: CTCP Ngôi sao Việt (1.900 tỷ đồng), CTCP Thành phố Aqua (1.000 tỷ đồng). Kỳ hạn phát hành chủ yếu trong khoảng từ 1-5 năm. Lãi suất phát hành dao động trong khoảng 9,5-12%/năm.

Đua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất lên tới 13%/năm - Ảnh 1.

Lũy kế 9 tháng đầu năm có tổng cộng 599 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước, trong đó có 582 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 350 nghìn tỷ đồng (chiếm 91% tổng giá trị phát hành), 14 đợt phát hành ra công chúng giá trị 12 nghìn tỷ (chiếm 3% tổng giá trị pháthành) và 3 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế tổng giá trị 1 tỷ USD. 

Trong 9 tháng đầu năm, nhóm các ngân hàng thương mại tiếp tục dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 132,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 31,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2 (chiếm 24%), 75% trái phiếu phát hành kỳ hạn ngắn 2-4 năm. 

Nhóm bất động sản xếp vị trí thứ 2 với tổng khối lượng phát hành 126,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có khoảng 11% giá trị trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu. Lãi suất phát hành dao động trong khoảng 8-13%/năm. 

Trong 9 tháng đầu năm, có 3 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế gồm: Tập đoàn Vingroup (500 triệu USD), trái phiếu xanh của Công ty Cổ phần Bất động sản BIM (200 triệu USD) và trái phiếu chuyển đổi của Novaland (300 triệu USD).

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video