"Các ngân hàng đang rất dễ cho vay, nhưng doanh nghiệp đừng thấy dễ mà cứ thế vay, chạy theo lãi suất"

"Cần phải có chính sách kinh doanh, không phải cứ tốt vay là đi vay tiêu sài..." - đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thân, chủ tịch Hiệp hội DNNVV.

Chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến với báo Trí thức trẻ sáng ngày 13/4, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cho biết chưa bao giờ Chính phủ hành động quyết liệt như bây giờ, các chính sách hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh gây ra rất quyết liệt và đồng bộ, kể cả các giải pháp về an sinh xã hội và giải pháp cho doanh nghiệp.

Nhắc đến chính sách hỗ trợ, ông Thân cho biết thêm, gói tín dụng gần đây đã được nâng lên 300.000 tỷ từ con số 250.000 tỷ ban đầu, gói tài khoá từ 30.000 tỷ đến nay đã đạt 180.000 tỷ, gói an sinh đã được thông qua. Các Bộ, ngành cũng đưa ra các nhiều biện pháp hỗ trợ như chính sách giảm giá điện của Bộ Công thương trị giá hơn 11.000 tỷ đồng, Bộ TNMT giảm giá thuê đất…

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được vốn ưu đãi ngân hàng (như số liệu của NHNN cho biết các TCTD đã bước đầu cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 52.000 khách hàng với dư nợ 17.927 tỷ đồng; thực hiện miễn giảm lãi suất cho 6.427 khách hàng với dư nợ 125.242 tỷ đồng, số lãi được miễn giảm khoảng 300 tỷ đồng; TCTD cũng đã cho vay mới 354.286 khách hàng với doanh số cho vay đạt hơn 165 nghìn tỷ đồng – phóng viên thống kê), song bên cạnh đó vẫn còn những doanh nghiệp kêu khó khăn khi chưa vay được vốn.

Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thân chia sẻ, cần phải quan niệm rằng ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, vì thế việc xung đột lợi ích hoàn toàn có thể xảy ra. Việc có thể doanh nghiệp này tiếp cận được vốn nhưng doanh nghiệp kia chưa tiếp cận được thì từ từ sẽ giải quyết.

Và ông cho rằng hai bên cần phải hỗ trợ lẫn nhau để góp phần giải quyết xung đột ấy. Có thể về phía doanh nghiệp cần hoàn thiện hồ sơ đi vay tốt nhất có thể, còn ngân hàng thì xuống điều kiện một chút. "Các NHTM đã giảm lãi suất 0,2%, nhưng để được giảm thì doanh nghiệp cần phải chứng minh. Chúng ta có thể giãn nợ cho doanh nghiệp để không bị xếp vào nhóm "đèn đỏ", nhưng doanh nghiệp phải viết đơn" – ông Thân lấy ví dụ.

Cũng theo chủ tịch Hiệp hội DNNVV, việc cho vay ở Việt Nam hiện nay rất dễ, nhất là với các doanh nghiệp lớn, nhưng các doanh nghiệp đừng thấy cho vay dễ dàng mà cứ thế đi vay, cứ chạy theo lãi suất và nợ phải trả thì sẽ không còn sức sáng tạo. "Cần phải có chính sách kinh doanh, không phải cứ tốt vay là đi vay tiêu sài. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp tập trung vào tiêu sản chứ không phải kinh doanh như vậy thì không hiệu quả" – ông gửi gắm ý kiến tới doanh nghiệp.

Theo Báo Dân sinh

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video