‘Tiền nhiều để làm gì?’ - thêm một thảm họa đầu năm của điện ảnh Việt

Sự góp mặt của những cái tên như Phước Sang, Công Ninh, Lê Quốc Nam trong “Tiền nhiều để làm gì?” bị lu mờ bởi phần kịch bản rối rắm, lê thê và tẻ nhạt.

Chuyện phim Tiền nhiều để làm gì? xoay quanh ba đại gia buôn gỗ lậu Đạt (Hiệp Gà), Hùng (Hà Việt Dũng) và Dũng (Phước Sang). Một ngày nọ, thần chết (Lê Quốc Nam) xuất hiện để lấy mạng Đạt. Tuy nhiên, gã đã gọi đồng bọn đến để tìm cách xử lý thần chết.

Trong quá trình cãi lại số trời, cả ba bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn liên quan đến tiền bạc cũng như cô người mẫu đồ lót xinh đẹp tên Phượng (Yaya Trương Nhi). Hàng loạt sự kiện bi hài cũng bắt đầu từ đây.

Hình tượng thần chết nhiều mâu thuẫn

Hình tượng thần chết trong Tiền nhiều để làm gì? tỏ ra mới lạ so với nhiều tác phẩm trước đây. Họ là cả một “tổ chức” đông đảo với vẻ ngoài y hệt nhau, từ gương mặt trắng bệch, quầng mắt đen, bàn tay đỏ, cho tới móng vuốt dài.

Mỗi thần chết đều sở hữu nhiều quyền năng như thay đổi tạo hình, dịch chuyển tức thời, hay triệu hồi cây búa khổng lồ để lấy mạng nạn nhân. Những màn phô diễn sức mạnh gây bất ngờ bởi phần kỹ xảo tương đối tốt nếu so với mặt bằng chung của phim Việt.

‘Tien nhieu de lam gi?’ - them mot tham hoa dau nam cua dien anh Viet hinh anh 1 tiennhieu3.jpg

Các nhân vật thần chết ban đầu tỏ ra thú vị, nhưng rốt cuộc không được xử lý hiệu quả.

Đạo diễn Lưu Huỳnh thậm chí còn cho nhóm người này sử dụng ngôn ngữ riêng. Song, tuyến nhân vật độc đáo rốt cuộc không được khai thác một cách khéo léo.

Tới cuối phim, người xem vẫn khó có thể hiểu được nhiệm vụ của thần chết là gì khi họ cứ thế thoải mái đoạt hoặc tha mạng mà chẳng tuân theo bất cứ quy tắc nào. Nhóm tùy tiện hiện hình hù dọa rồi biến mất mà chẳng có mục đích gì cụ thể. Tự nhận là những kẻ sống bất tử, nhưng thần chết xem ra lại chẳng có chút kiến thức gì về thế giới con người.

Họ dễ dàng mủi lòng chỉ sau một vài lời xin xỏ, khóc lóc sáo rỗng. Thậm chí, các nhân vật còn trách nhau vì sao không cho một cô gái sống tiếp chỉ vì... xinh đẹp để gây cười. Những điều luật do thần chết đặt ra lần lượt bị chính họ phá vỡ dường như chỉ để bộ phim có đủ thời lượng.

Kịch bản dài dòng và rối rắm

Về tổng thể, Tiền nhiều để làm gì? truyền tải thông điệp môi trường khi nạn phá rừng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lũ lụt và thay đổi khí hậu. Trong khi những kẻ buôn gỗ lậu trở nên giàu có và vung tiền vào các thú vui xa xỉ, thì tính mạng của hàng nghìn người vô tội bị cướp đi mỗi năm.

Song, phần ý nghĩa này lại quá hời hợt khi chỉ được nhắc đến qua loa ở phần lời thoại. Còn việc làm giàu bất chính và mê gái của bộ ba Đạt, Hùng và Dũng thì nhạt nhẽo trong phần kịch bản dài dòng và rối rắm.

Ngay từ đầu, tác phẩm của đạo diễn Lưu Huỳnh mang đến một trường đoạn giết thần chết lê thê đến mức mệt mỏi. Lợi dụng việc thần chết dùng ngôn ngữ khác, phim gây cười bằng việc Dũng phải dùng phần mềm dịch thuật để giao tiếp.

‘Tien nhieu de lam gi?’ - them mot tham hoa dau nam cua dien anh Viet hinh anh 2 tiennhieu1.jpg

Bộ phim thực tế có rất ít sự kiện và giống như một chuỗi tác phẩm hài được ghép lại vào nhau một cách vụng về.

Chi tiết sau đó cứ thế lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Ấy vậy, các thần chết về sau bỗng nhiên lại có thể nói tiếng Việt. Từ đây, hàng loạt tình tiết rời rạc, không đầu không cuối lại tiếp tục.

Luôn miệng tự nhận là các đại gia bất lương, nhưng bộ ba nhân vật chính lúc nào cũng phải tự làm mọi việc khi không có nổi một tên tay sai. Cả nhóm cứ thế quay cuồng với việc đòi tiền và “xử” lẫn nhau, cũng như mối tình hợp tan phi lý với Phượng.

Tuy nhiên, chẳng có mâu thuẫn nào trong Tiền nhiều để làm gì? được giải thích hay giải quyết triệt để. Bởi lẽ dù có thời lượng lên tới hơn 100 phút, phim không có quá nhiều sự kiện. Thay vào đó, mỗi tình huống đều bị kéo dài chẳng khác gì một tiểu phẩm hài kém duyên.

Cuối cùng, bộ phim kết thúc một cách lãng xẹt hệt như những gì diễn ra trước đó và không để lại bất kỳ cảm xúc hay dấu ấn nào.

Màn tái xuất thất bại của Phước Sang

Với một kịch bản tệ hại, dàn diễn viên tên tuổi của Tiền nhiều để làm gì? dường như chẳng có cơ hội để thể hiện. Đạt, Dũng và Hùng đều có điểm chung là ham tiền, mê gái, và không mấy quan tâm đến tội lỗi do mình gây ra.

Họ chỉ tỏ ra có chút sợ hãi khi bị thần chết viếng thăm rồi đâu lại vào đấy. Cả ba chẳng có nhiều sự phát triển tâm lý hay những phút giây sâu lắng xuyên suốt thời lượng phim. Cuối cùng, nhóm tội phạm muốn sống tốt chỉ vì sợ chết.

‘Tien nhieu de lam gi?’ - them mot tham hoa dau nam cua dien anh Viet hinh anh 3 tiennhieu4.jpg

Tuy cố gắng, nhưng Phước Sang và các bạn diễn cũng không biết phải lột tả ra sao nhân vật của họ cho hợp lý.

Do đó, dù rất cố gắng, cả Hiệp Gà, Phước Sang và Hà Việt Dũng chẳng biết diễn sao cho phù hợp. Bộ ba cũng chẳng gây cười hiệu quả bởi nhiều mảng miếng nay đã cũ kỹ và nhạt nhẽo.

Công Ninh và Lê Quốc Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự khi hóa thân vào vai thần chết tưng tửng nhưng thiếu chiều sâu. Yaya Trương Nhi và Cao Thái Hà thì không khác gì “bình hoa di động” khi chẳng có vai trò cụ thể trong phim.

Nhìn chung, Tiền nhiều để làm gì? tiếp tục là một thảm họa nữa của điện ảnh Việt trong đầu năm Canh Tý. Tựa đề tác phẩm có lẽ là minh chứng rõ nét nhất cho việc có tiền nhưng không đầu tư vào khâu kịch bản thì làm phim... để làm gì?

Theo Zing

Thúc đẩy du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Điện ảnh có vai trò như một “sứ giả văn hóa và du lịch” - không chỉ truyền tải vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử, con người, mà còn thúc đẩy đối thoại, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video