Xuất siêu tăng mạnh trở lại trong nửa cuối tháng 6, đạt 3,36 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

Tính đến hết tháng 6 năm 2018, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3% tương ứng tăng 15,98 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2017.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 6/2018 (từ ngày 16/6 đến 30/6/2018) đạt 19,84 tỷ USD, tăng 4,5% (tương ứng tăng 855 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 6/2018.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 6/2018 đã đưa tổng trị giá  xuất nhập khẩu của cả nước sau 1/2 chặng đường của năm 2018 đạt 225,02 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 25,72 tỷ USD về mặt số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 144,83 tỷ USD, tăng 11,9%, tương ứng tăng 15,35 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017.

Trong kỳ 2 tháng 6 năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 0,87 tỷ USD, qua đó đưa mức thặng dư của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2018 lên 3,36 tỷ USD.

Cụ thể, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 6/2018 đạt 10,35 tỷ USD, tăng 8,9% (tương ứng tăng 849 triệu USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 6/2018.

Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng 6/2018 tăng so với kỳ 1 tháng 6/2018 chủ yếu do tăng ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại linh kiện 31,5%, tương ứng tăng 452 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 26,4%, tương ứng tăng 158,3 triệu USD; sắt thép các loại tăng 59,4%, tương ứng tăng 80,06 triệu USD; hàng dệt may tăng 4,5%, tương ứng tăng 60,59 triệu USD…

Như vậy, tính đến hết tháng 6 năm 2018, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3% tương ứng tăng 15,98 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2017.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 6/2018 đạt 7,26 tỷ USD, tăng 13,7% tương ứng 876 triệu USD so với kỳ 1 tháng 6/2018, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu trong nửa đầu năm 2018 của nhóm các doanh nghiệp này lên 79,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 70% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

[caption id="attachment_99732" align="aligncenter" width="640"] Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2018 so với 6 tháng đầu năm 2017. Nguồn: Tổng cục Hải quan[/caption]

Tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 6/2018 đạt 9,48 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% (tương ứng tăng 6,04 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 6/2018.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 6/2018 biến động so với kỳ 1 tháng 6/2018 ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điệu tử và linh kiện tăng 18,5%, tương ứng tăng 267,56 triệu USD; dầu thô tăng 140,89 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 57,72 triệu USD, tương ứng tăng 14,1%... Bên cạnh đó có một số mặt hàng giảm so với kỳ trước là: sắt thép các loại giảm 66,53 triệu USD, tương ứng giảm 14,1%; Máy ảnh máy quay phim và linh kiện giảm 51,25 triệu USD, tương ứng giảm 39,7%...

Như vậy, tính đến​ hết tháng 6/2018, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 110,83 tỷ USD, tăng 9,6% (tương ứng tăng 9,74 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.

[caption id="attachment_99733" align="aligncenter" width="640"] Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2018 so với 6 tháng đầu năm 2017. Nguồn: Tổng cục Hải quan[/caption]

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 5,56 tỷ USD, tăng 3,6%  tương ứng tăng 194 triệu USD so với kỳ 1 tháng 6/2018, qua đó nâng tổng trị giá nhập khẩu trong 6 tháng/2018 của nhóm các doanh nghiệp này lên 64,87 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 58,5% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Theo Nhịp sống kinh tế

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video