Xuất khẩu thủy sản đạt gần 4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

Ước tính xuất khẩu thủy sản trong tháng 6 tăng gần 12% đạt gần 729 triệu USD, đưa tổng xuất khẩu 6 tháng đầu năm lên gần 4 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, xuất khẩu thủy sản trong vài tháng gần đây tăng chậm lại một chút theo chiều hướng mặt hàng tôm, nhưng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm vẫn giữ mức tăng trưởng 2 con số. Giá tôm trên thị trường thế giới giảm, sản lượng của các nước sản xuất tôm đồng loạt tăng, ảnh hưởng đến giá tôm nguyên liệu và giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam trong những tháng qua. Xuất khẩu tôm trong tháng 5 giảm gần 10% so với cùng kỳ, xuất khẩu trong tháng 6 tiếp tục giảm nhẹ 0,7% đạt 284 triệu USD. Tổng xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm đạt trên 1,6 tỷ USD tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm chân trắng vẫn duy trì tăng mạnh 18% với kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong khi XK tôm sú giảm gần 7% đạt 382 triệu USD. Dự báo xuất khẩu tôm sẽ hồi phục trong tháng 7 và những tháng tiếp theo vì nhu cầu trên thị trường đang tăng trở lại, giá tôm nguyên liệu trong nước cũng có xu hướng tăng, nông dân sẽ lại an tâm đầu tư nuôi tôm. Xuất khẩu cá tra vẫn khởi sắc từ đầu năm với mức tăng gần 33% trong tháng 6 đạt trên 200 triệu USD, tổng xuất khẩu 6 tháng đạt gần 1 tỷ USD, tăng 21%. Trừ thị trường EU bị sụt giảm, xuất khẩu  cá tra sang các thị trường khác vẫn rất khả quan, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và Mỹ do nhu cầu của các thị trường lớn này tăng mạnh. Những rào cản từ thuế CBPG và chương trình thanh tra cá da trơn đã được DN chuẩn bị tâm lý đón nhận và việc xuất khẩu vẫn duy trì ổn định, dù chỉ còn một số ít DN xuất khẩu sang Mỹ. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang được đánh giá là sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang cả 2 thị trường này. Dự báo xuất khẩu  cá tra trong nửa cuối năm sẽ tiếp tục tăng mạnh. Xuất khẩu cá ngừ và các mặt hàng hải sản khác đều tăng đáng kể trong tháng 6. Trong đó cá ngừ tăng 25% đạt 55 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu nửa đầu năm lên trên 300 triệu USD, tăng 13%. Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 12% đạt 60 triệu USD, tổng xuất khẩu 6 tháng đạt gần 300 triệu USD, tăng 13%. Xuất khẩu các loại cá biển khác cũng tăng 11% đạt 112 triệu USD trong tháng 6 và 653 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, tăng 14%. Thẻ vàng IUU khiến cho xuất khẩu cá ngừ và một số mặt hàng hải sản bị xáo trộn trong 3-4 tháng đầu năm, khiến tổng kim ngạch XK sang thị trường này tăng chậm lại. Sang tháng 6, XK sang thị trường này đã hồi phục với mức tăng 13% đạt 114 triệu USD, nhưng tổng XK nửa đầu năm chỉ còn giữ mức tăng gần 3% với 584 triệu USD, khiến cho EU tụt xuống đứng thứ 4 trong các thị trường chính của Việt Nam, sau Mỹ (626 triệu USD), Nhật Bản (599 triệu USD) và Trung Quốc với 586 triệu USD. Dự báo xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm không chỉ với các mặt hàng hải sản mà cả sản phẩm tôm. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang các thị trường chính khác cũng tăng mạnh từ 12-77% là cơ sở để dự đoán xuất khẩu thủy sản trong nửa cuối năm sẽ duy trì kết quả tốt hơn so với nửa đầu năm, hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD cho cả năm 2018.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video