Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản lập kỷ lục mới

Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 36,37 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 13% so với năm 2016.

Đây là nội dung được đưa ra từ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tại hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp 2017 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào ngày 4/1/2018.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 tăng 2,9%.

Thị trường tiêu thụ nông sản ngày càng được mở rộng, trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay và tăng tới 13% so với năm 2016. Trong đó, nhiều mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu rất mạnh như rau quả tăng trên 40%, cao su tăng trên 35%, tôm tăng 22%...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tích ngành NN&PTNT đã đạt được trong năm 2017 với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Việt Nam hiện đã có 10 mặt hàng với kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu rau quả lần đầu tiên vượt xuất khẩu dầu thô.

Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 2017 tăng 2,9%, giá trị sản xuất tăng 3,16% so với năm 2016.

Tuy đạt được nhiều kết quả như trên, nhưng Bộ NN&PTNT cũng cho biết, nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Cụ thể, cơ cấu lại nông nghiệp đạt kết quả chưa đồng đều, vẫn còn địa phương lúng túng trong triển khai và kết quả chưa rõ ràng. Năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân được cải thiện chậm.

Biến đổi khí hậu và thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, nhưng vẫn còn có sự chủ quan, thiếu quyết liệt ở một số địa phương trong công tác phòng, chống nên thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành, kết cấu hạ tầng và đời sống của người dân.

Bộ NN&PTNT nhìn nhận, năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 của cả nước và của ngành. Theo đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 2,8- 3,0%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 37 - 38 tỷ USD.

Theo Nhịp sống kinh tế

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video