Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản: Tự tin cán đích 44 tỷ USD

Nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết, từ khi chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, các DN bắt đầu tăng tốc sản xuất trở lại để đáp ứng các đơn hàng. Dự kiến, ngành Nông nghiệp nhiều khả năng đạt được 44 tỷ USD sau những ngày ảm đạm.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản: Tự tin cán đích 44 tỷ USD

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T (TP HCM) cho biết, đến thời điểm này, 100% lao động của DN đã quay lại làm việc bình thường. Từ đầu tháng 10, sau khi mở cửa trở lại, số đơn hàng của DN đã tăng hơn 20-30% so với đơn hàng có được trong thời gian giãn cách xã hội.

Trong những tháng cuối năm, nhu cầu hàng hóa của các đối tác rất lớn. Đây là một tín hiệu rất mừng với các DN xuất khẩu trái cây.

Từ nay đến cuối năm, ngành rau quả khả năng sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Tùng, lo ngại nhất đối với DN là container vẫn đang khan hiếm. Các cảng ở Mỹ vẫn đang kẹt nên hàng của DN chưa thể tăng lượng xuất sang nước này.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho rằng, vừa qua do Việt Nam thực hiện giãn cách diện rộng nên DN bị mất không ít khách hàng. Nhiều đối tác chuyển sang mua trái cây Thái Lan, Campuchia. Tuy nhiên, DN đang tăng tốc tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là thị trường Mỹ, Australia, châu Âu…Kết quả xuất khẩu đang rất tích cực.

Ông Nguyên đánh giá, từ nay đến cuối năm, ngành rau quả khả năng sẽ xuất khẩu được 3,5 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Song, các bộ ngành, địa phương cần có chính sách hỗ trợ người dân tái sản xuất trở lại, vì nhiều nơi người dân đang có tâm lý e ngại sản xuất sau thời gian giãn cách vừa qua. Do vậy, diện tích rau quả trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu Global Gap có thể khan hiếm trong thời gian tới.

Đạt mục tiêu xuất khẩu

Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Cty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, nhiều đối tác đã quay trở lại đặt hàng. Tuy nhiên, do khó khăn trong vận chuyển, DN đang chuyển trọng tâm sang thị trường châu Á với thời gian vận chuyển ngắn, linh hoạt hơn.

Ông Quang đánh giá, tiềm năng xuất khẩu tôm hiện rất lớn. Vừa qua, Minh Phú đưa vào hoạt động chuỗi dự án mới bao gồm 4 dự án, trong đó có 3 nhà máy chế biến tôm với công suất 18.000 tấn/năm/nhà máy nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian tới. Ông Quang cho rằng, khả năng đầu năm 2022, DN ngành tôm có thể khôi phục lại cung cấp đơn hàng cho các thị trường lớn như Mỹ, EU.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam thông tin, các DN gỗ đang từng bước hồi phục sản xuất để đáp ứng các đơn hàng cuối năm. Tin vui nhất cho ngành gỗ Việt Nam là vừa qua Mỹ đã khép lại vụ điều tra về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Điều này sẽ giúp ngành gỗ có cơ hội bứt phá trong thời gian tới. 10 tháng vừa qua, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ qua thị trường Mỹ đạt khoảng 7,4 tỷ USD.

Theo ông Lập, khoảng 50% DN cần tối thiểu 6 tháng để phục hồi công suất so với trước dịch COVID-19. Hiện tại, giá nguyên liệu đầu vào và giá cước vận chuyển tiếp tục tăng cao.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong tháng 10, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam ước đạt trên 3,4 tỷ USD. Tính chung 10 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tính đạt gần 38,8 tỷ USD.

Theo ông Tiến, đến thời điểm này ngành nông nghiệp tự tin sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD như đề ra.

Theo Dương Hưng (Tiền phong)

Hà Nội phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội của TP Hà Nội phát triển tích cực, công tác quy hoạch - hạ tầng có bước tiến rõ rệt. Đây là nền tảng quan trọng để Thủ đô bước vào 6 tháng cuối năm với quyết tâm cao độ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% trở lên trong năm 2025.

Mở rộng không gian, tăng tốc phát triển cho vùng cực Nam Tổ quốc

Việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo động lực bứt phá cho vùng cực Nam Tổ quốc. Cà Mau (mới) đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến thủy sản, hướng tới trở thành trung tâm động lực của vùng ĐBSCL.

Côn Đảo, tương lai đặc khu xanh tầm vóc quốc tế

Côn Đảo ngày nay đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử mới: Trở thành đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Trong chuyến công tác gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khơi gợi một tầm nhìn phát triển đầy cảm hứng, đặt ra yêu cầu xây dựng Côn Đảo trở thành nơi “sáng - xanh - sạch - đẹp”, bền vững nhưng không làm phai nhòa giá trị lịch sử, văn hóa và quốc phòng.

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình” . Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua ngày 18/6 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.

Cách doanh nghiệp Trung Quốc “thoát” Mỹ

Sau Đông Nam Á đến lượt Vương quốc Anh trở thành thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Trung Quốc thi triển chiến lược “sản xuất rẻ, phân phối nhanh”.

Video