Xiaomi mua bằng sáng chế của Nokia, theo đuổi tham vọng vươn ra toàn cầu

Hôm thứ 4 (5/7), Xiaomi vừa mua một loạt bằng sáng chế của Nokia, thương vụ mua lại mới nhất nhằm thúc đẩy mở rộng toàn cầu.

Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đang thu về một kho tài sản trí tuệ của công ty Phần Lan từng dẫn đầu thế giới trong doanh số điện thoại trước khi Apple mở ra kỷ nguyên điện thoại thông minh.

Năm ngoái Xiaomi từng mua 1.500 bằng sáng chế từ Microsoft và thỏa thuận này sẽ góp phần xoa dịu những rắc rối về pháp lý mà ông lớn công nghệ Trung Quốc có thể gặp phải ở nước ngoài. Theo thỏa thuận, Xiaomi sẽ mua bằng sáng chế từ Nokia với một số tiền không được tiết lộ và 2 công ty đồng ý chia sẻ quyền cấp phép cần thiết. Ngoài ra, Nokia sẽ cung cấp thiết bị mạng cho Xiaomi.

[caption id="attachment_61357" align="aligncenter" width="638"] Xiaomi đang trở lại mạnh mẽ[/caption]

Từng trượt dốc trong bảng xếp hạng điện thoại thông minh toàn cầu kể từ năm 2014, Xiaomi đang cố gắng trở lại thông qua việc đầu tư vào các cửa hàng bán lẻ trong nước đồng thời tinh chỉnh việc mở rộng ở nước ngoài. Hiện nay, hãng này đang tập trung vào các thị trường mới nổi bao gồm Ấn Độ, Nga và Indonesia nhưng cũng có tham vọng mở cửa hàng ở Mỹ, bán các thiết bị rẻ hơn như vòng tay theo dõi sức khỏe thay vì điện thoại.

Từng là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất ở Trung Quốc, doanh số bán hàng quốc tế của Xiaomi giảm mạnh trong năm 2016 và đứng thứ 5 toàn ngành trong quý đầu tiên, tụt hậu so với các đối thủ trong nước như Huawei, theo xếp hạng của IDC. Hiện hãng đang trải qua một đợt cải tổ lớn theo một cách thức quen thuộc: mở 1.000 cửa hàng "Mi Home" cho đến năm 2019, gấp đôi tổng số cửa hàng của Apple, nhắm mục tiêu doanh số bán lẻ 70 tỷ Nhân Dân Tệ (10 tỷ USD) cho đến năm 2021.

Bên cạnh đó, Xiaomi cũng nỗ lực đầu tư vào công nghệ. Bộ xử lý của điện thoại thông minh Pinecone ra mắt trong tháng 2 cho dòng điện thoại tầm trung chỉ có ở Trung Quốc. Ngoài ra, hãng cũng đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu cũng như xây dựng một mạng lưới gồm 100 công ty sản xuất các sản phẩm từ tai nghe đến Robot hút bụi mang thương hiệu Mi.

Theo Bloomberg

Tags:

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video