Vùng Đông Nam Bộ: Cần thêm “đôi cánh” điều phối và liên kết kinh tế
Vùng kinh tế Đông Nam Bộ dù đã được quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm nhưng thiếu thể chế đặc thù cũng như thiếu thể chế điều phối và liên kết kinh tế – Đó là khẳng định của TS Cao Đức Phát – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương.
[caption id="attachment_33703" align="aligncenter" width="700"]
Ngay trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt chú trọng vùng Đông Nam Bộ, Nghị quyết số 53-NQ-TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ quan điểm phát triển: Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực Đông Nam Á. Phát huy tốt vai trò vùng kinh tế động lực, tạo sức lan tỏa, giúp đỡ các tỉnh khác phát triển.
Các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, thực hiện nghiệp quyết của Bộ Chính trị đã được ban hàng à căn cứ, định hướng cơ bản đổi với sự phát triển của vùng, từ việc tiếng hàng các quy hoạch chuyên ngành, ban hành cơ chế, chính sách cho đến triển khai các hoạt động phát triển trên thực tế và qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng thời gian qua.
Thiên thời, địa lợi…
Vùng Kinh tế Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong cả nước, hội tụ những lợi thế nổi trội và có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ đặc biệt phát triển các ngành: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu;phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứphần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông.
Đi đầu trong hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả trong khu vực Đông Nam Bộ là các sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực có trình độ cao…
Vùng Đông Nam Bộ có TP HCM là trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch… là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất nước; có Vũng Tàu là thành phố cảng biển, trung tâm dịch vụ và công nghiệp, du lịch biển lớn của quốc gia, có trục đường Xuyên á chạy qua, là điểm trung chuyển của tuyến hàng không quốc tế từ bắc xuống nam và từ đông sang tây, trên tuyến đường xuyên Á nối liền với các nước Đông Nam Á lục địa; đồng thời, nằm gần khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của châu Á với các trung tâm lớn như Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur…
Vì thế, vùng có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội . Vùng Đông Nam Bộ cũng là vùng có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng ở khu vực phía Nam Việt Nam.
Những năm qua, các địa phương vùng Đông Nam Bộ đã phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như điện tử, phần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông, du lịch; đi đầu trong hội nhập, mở rộng giao thông, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Cần thêm thể chế đặc thù
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2016, Vùng kinh tế Đông Nam Bộ đã thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước, chiếm 51,6% số dự án cấp mới, 62,5% lượt dự án tăng vốn và 42,2% tổng vốn đầu tư trong cả nước. Có được kết quả này là do các tỉnh thành phố vùng Đông Nam Bộ đã không ngừng nâng cao chất lượng điều hành minh bạch môi trường kinh doanh, thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, thực thi nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn, thường xuyên đối thoại trực tuyến chính quyền – doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự phát triển của Đông Nam Bộ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng: chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu bền vững; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu phát triển, kết cấu hạ tầng chưa phát triển kịp với nhu cầu; sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương còn nhiều hạn chế; vấn đề nghiên kết vùng còn yếu. Mặc dù đã được quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm nhưng thiếu thể chế đặc thù cũng như thiếu thể chế điều phối và liên kết kinh tế.
Năm 2016, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTAs) cùng với cộng đồng kinh tế ASEAN có hiệu lực sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Hội nhập quốc tế có thể đem lại ích to lớn về phát triển thương mại và tối ưu hóa lợi ích liên kết song phương và đa phương dựa trên mở rộng không gian kinh tế. Hội nhập giúp mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước, giữa các vùng trong nước với các vùng khác trên thế giới thông qua các cam kết về dòng chảy hàng hóa, lao động trên cơ sở phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế của mỗi nước.
Ở giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu hơn, điều này sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh không chỉ đối với thị trường ngoài nước mà còn cả thị trường nội địa. Là một nền kinh tế địnhhướng xuất khẩu, tham gia các hiệp ước tự do hóa thương mại có thể giúp hàng hóa Việt Nam, của Đông Nam Bộ có cơ hội tiếp cận các thị trường lớn hơn, từ đó mở ra cơ hội phát triển cho một số ngành hàng.
Vùng Đông Nam Bộ phát huy cao hơn các lợi thế tận dụng thời cơ và cạnh tranh trong quá trình hội nhập vì vậy tại Diễn đàn, chúng ta cần làm sâu sắc hơn một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, đánh giá sâu sắc sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, không chỉ so sánh với các địa phương trong cả nước, có điều kiện kém thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế mà còn với các trung tâm kinh tế khác của các nước ASEAN, Châu Á và thế giới về thể chế kinh tế, quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệ, hiệu quả đầu tư, năng suấ lao động, mức độ sáng tạo, trình độ công nghiệp, các thị trường tài chính dịch vụ. Trên cơ sở đó làm rõ hơn sự cần thiếu phải đổi mới cơ chế, chính sách, thể chế nhằm cạnh tranh có hiệu quả, kết nối tối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.
Thứ hai, xác định cụ thể những chủ trương, cơ chế chính sách cần phải triển khai cho vùng để đảm bảo vùng Đông Nam Bộ thực sự là đầu tàu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế như NQ 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị. Vùng phải như là địa bàn đột phá trong phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới. Trong đó cần thảo luận về khả năng ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế vượt trội, cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khu vực ASEAN, Châu Á và trên thế giới.
Bên cạnh đó, cần rà soát, làm rõ hơn định hướng kinh tế của vùng này theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn, công nghiệp sạch để không cạnh tranh với các vùng khó khăn về các loại hình đầu tư dựa vào lao động gái rẻ, thúc đẩy sự năng động hơn của các khu công nghiệp theo chiến lượng tăng trưởng mới của Đảng và Nhà nước; xây dựng quỹ, vườn ươm phát triển DN trong nước gắn với đầu tư sáng tạo công nghệ của các trung tâm nghiên cứu của DN; phát triển dịch vụ chất lượng cao và hiện đại kết nối, cạnh tranh quốc tế phát triển dịch vụ thống nhất toàn vùng với các trung tâm logistic quốc tế hiện đại; nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến hình thành chuỗi nông nghiệp thực phẩm khép kín, hiện đại; tăng cường quan hệ hợp tác, trao đổi thương mại, nghiên cứu và phát triển ứng dụng quốc tế, đối với việc phát triển kinh tế – xã hội Vùng Đông Nam Bộ mà còn góp phần quan trọng để hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh liên kết và phát triển kinh tế – xã hội các vùng khác trong phạm vi cả nước.
(Bài viết được biên tập trên cơ sở phát biểu của TS Cao Đức Phát – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương tại “Diễn đàn kinh tế Đông Nam Bộ: Hội nhập quốc tế: tận dụng các cơ hội mới cho liên kết và tăng trưởng”
Theo Hương Hiền (DĐDN)