Vợ chồng Nguyễn Thái Luyện nói không còn tài sản để khắc phục hậu quả

Sau khi rút thiện chí đưa vợ chồng Nguyễn Thái Luyện gần 2.500 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án, ông Lê Viết An hứa cho vợ Luyện 12 tỉ đồng để bị cáo này đỡ tội Rửa tiền.

Trưa 11-5, trong phiên xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Thái Luyện (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Alibaba; toà sơ thẩm tuyên án tù chung thân) và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền, VKSND Cấp cao tại TP HCM tiếp tục xét hỏi bị cáo Luyện và Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện; toà sơ thẩm tuyên án 30 năm tù).

Do đang điều trị suy dinh dưỡng thai nhi, sức khoẻ yếu nên HĐXX cho phép bị cáo Mai được ngồi để trả lời xét hỏi.

Vợ chồng Nguyễn Thái Luyện nói không còn tài sản để khắc phục hậu quả - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Thái Luyện (bìa phải) tại toà

Đại diện VKS hỏi bị cáo Mai còn tài sản nào để khắc phục hậu quả vụ án không. Mai trả lời bị cáo mong muốn được đền bù cho các bị hại nhưng hiện không còn tài sản nào trong người.

Kiểm sát viên "gợi ý" bị cáo Mai hãy khai báo về 9 tỉ đồng (trong số 13 tỉ đồng mà bị cáo Mai rút khỏi tài khoản ngân hàng sau khi Luyện bị bắt 1 ngày, toà sơ thẩm tuyên bị cáo chủ mưu tội "Rửa tiền") bị cáo chi cho ai. VKS nói đây có thể được xem xét là thành khẩn khai báo hoặc tình tiết tố giác tội phạm. Tuy nhiên, Mai khai bị cáo không thể nói được vì sợ liên luỵ đến an toàn của gia đình. 

Về việc ông Lê Viết An - người có đơn xin nộp gần 2.500 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án cho vợ chồng Luyện kèm điều kiện, bị cáo Mai nói dù ông này rút "thiện chí" nộp gần 2.500 tỉ đồng như đã hứa vì thấy rủi ro cao nhưng ông An đã đồng ý nộp 12 tỉ đồng cho Mai khắc phục hậu quả tội "Rửa tiền".

Đại diện VKS cho biết trong thời gian chờ toà án tuyên án, ông An có thể nộp số tiền này để khắc phục hậu quả vụ án cho bị cáo Mai.

Cùng câu hỏi về việc khắc phục hậu quả vụ án, Nguyễn Thái Luyện nói rằng bị cáo không còn tài sản nào, cũng không có ai khắc phục cho bị cáo khoản tiền gần 2.500 tỉ đồng mà toà sơ thẩm đã tuyên.

Ngoài ra, Luyện còn nhiều lần khẳng định: "Tôi không kêu oan nữa. Tôi không cố tình kéo dài phiên toà chỉ tranh luận cho HĐXX hiểu về suy nghĩ của tôi để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho tôi và các bị cáo khác".

Theo đó, Luyện trình bày rằng bị cáo không đồng ý với kết quả định giá tài sản là 448ha đất mà Công ty Alibaba đã có "sổ đỏ". Bị cáo nói rằng số đất này bán ra thị trường, rẻ nhất cũng được hơn 2.000 tỉ đồng nên nếu được giải toả kê biên, bị cáo có thể dùng số tài sản này khắc phục cho các bị hại trong vụ án.

Quá trình trả lời xét hỏi, bị cáo Luyện còn nhắc đến một số vấn đề chứng minh dự án đó có thật hay không. Cụ thể, bị cáo Luyện cho rằng bản án sơ thẩm kết luận dự án của Luyện không có thật là chưa đúng. "Dự án đúng là chưa hình thành nhưng tôi có đất, nói dự án của tôi không có thật thì tôi không đồng ý" - Luyện nêu quan điểm.

Nghe Luyện nói, HĐXX nhận định "lý luận bị cáo khác lý luận của pháp luật hiện hành".

Chiều cùng ngày, phiên xét xử tiếp tục.

Theo Trần Thái (Người lao động)

Sản xuất thực phẩm bẩn, thuốc, thực phẩm chức năng giả - Tội ác trắng

Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, thuốc và thực phẩm chức năng giả bị cơ quan chức năng phanh phui. Nhiều vụ án liên quan đã được khởi tố với hàng chục bị can. Cần khẳng định rằng thực phẩm bẩn, thuốc và thực phẩm chức năng giả không đơn thuần là vấn đề vệ sinh hay gian lận thương mại. Đó là một “tội ác trắng”, lặng lẽ nhưng vô cùng nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng.

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư Quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.

Kiên quyết ngăn chặn nạn “bảo kê” hàng giả

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, khi thảo luận vấn nạn hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu lên một vấn đề nhức nhối: Tình trạng hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp một phần do có một bộ phận cán bộ biến chất tiếp tay cho các vi phạm. Đã có không ít cán bộ trong một số ngành, lĩnh vực được trao trách nhiệm nhưng thoái hóa, biến chất, đồng lõa để hàng giả, hàng kém chất lượng... tràn lan trên thị trường.

Video