Vinasoy đầu tư 900 tỷ đồng xây nhà máy tại Bình Dương

Nhà máy sữa đậu nành thứ ba của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) vừa chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 18/3, tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP 2A – thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).

[caption id="attachment_14817" align="aligncenter" width="588"]Lễ khởi công nhà máy Vinasoy tại Bình Dương Lễ khởi công nhà máy Vinasoy tại Bình Dương[/caption]

Việc khởi công nhà máy này nằm trong chiến lược của Vinasoy hướng tới mục tiêu sản lượng 390 triệu lít/năm vào cuối năm 2016 và đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2020.

Nhà máy Vinasoy tại Bình Dương có mức đầu tư 900 tỷ đồng, được trang bị công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất thiết kế 180 triệu lít/năm, trong đó giai đoạn 1 với công suất 90 triệu lít/năm, dự kiến sẽ hoàn tất và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 11/2016, nâng tổng công suất trên toàn hệ thống của Vinasoy lên 390 triệu lít/năm, cung ứng gần 2 tỷ sản phẩm mỗi năm cho người tiêu dùng.

Trước đó, vào tháng 8/2015, Vinasoy đã hoàn tất 2 giai đoạn đầu tư nhà máy tại Bắc Ninh có công suất 180 triệu lít/năm. Với hai nhà máy tại Quảng Ngãi và Bắc Ninh, cung cấp cho thị trường mỗi năm 300 triệu lít sữa đậu nành, tương ứng 1,5 tỷ hộp sữa/năm.

Vinasoy hiện đang dẫn đầu thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam với 84,2% thị phần toàn quốc (theo thống kê nghiên cứu thị trường của The Nielsen Việt Nam – tháng 12/2015). Tổng doanh thu của Vinasoy năm 2015 đạt 3.800 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2014.

Ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc điều hành Vinasoy cho biết, nhà máy tại Bình Dương là nhà máy thứ hai được Vinasoy đầu tư hiện đại tầm cỡ thế giới. Với nhà máy này, Vinasoy trở thành công ty Việt Nam đầu tiên sở hữu 2 nhà máy được đầu tư quy mô hiện đại bậc nhất trong Top 5 nhà máy sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới hiện nay.

“Chúng tôi có thế mạnh của riêng mình khi có vùng nguyên liệu bền vững trên Tây Nguyên và sắp tới đây có thể triển khai ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Để theo kịp thế giới, Vinasoy cũng đã thành lập một trung tâm nghiên cứu chuyên biệt về đậu nành và có sự hợp tác thường xuyên với nhiều trung tâm khác ở Mỹ, Canada”, ông Tụ cho biết.

Cũng theo ông Tụ, Vinasoy đóng vai trò như một “mắt xích chiến lược” vừa gia tăng nguồn cung tới người tiêu dùng, vừa thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu sử dụng đậu nành nguyên liệu trong nước. Nhờ vậy, một khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực vào năm 2018, nông sản Việt, mà cụ thể là đậu nành, sẽ có chỗ đứng, gián tiếp khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ TPP nói chung.

Việc đầu tư một nhà máy mới tại Bình Dương sẽ giúp Vinasoy rút ngắn thời gian và khoảng cách vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng phía Nam.

Theo Enternews

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video