Việt Nam và các nước kêu gọi thực hiện TPP càng nhanh càng tốt nhưng vẫn giữ chỗ cho Mỹ

Tuy khẳng định sẽ tiếp tục Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà không có Mỹ, 11 nước còn lại vẫn mở đường để Washington quay lại, mong cường quốc này đổi ý.

Mỹ rút khỏi thỏa thuận thương mại vào tháng 1, đẩy Nhật Bản lên làm nền kinh tế lớn nhất trong nhóm. Tokyo hy vọng sẽ thực hiện TPP theo các điều khoản hiện tại của hiệp ước. Các thành viên còn lại sẽ đưa ra một tuyên bố chung trong cuộc đàm phán cấp bộ trưởng tại Việt Nam vào chủ nhật (21/5).

Đồng chủ tọa cuộc hội đàm Việt Nam và New Zealand vừa soạn thảo một bản dự thảo kêu gọi thực hiện hiệp định càng nhanh càng tốt. Tài liệu cũng nói rằng các thành viên sẽ xem xét các lựa chọn bao gồm đẩy nhanh quá trình cần thiết cho các quốc gia ban đầu trong hiệp ước để tham gia lại.

Các thành viên TPP dự định giải quyết các thủ tục hành chính này xong trước hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào tháng 11. Các điều khoản chung của hiệp ước, như thỏa thuận vào tháng 10/2015, đòi hỏi phải có sự đồng ý của tất cả thành viên đối với việc chấp nhận bất kỳ quốc gia mới nào.

[caption id="attachment_56619" align="aligncenter" width="700"] Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm việc với ngoại trưởng New Zealand Murray McCully ngày 24/4 tại Hà Nội[/caption]

Một nhóm công tác thuộc ủy ban của các nước tham gia sẽ đưa ra các điều kiện để chấp nhận một thành viên mới, và ủy ban sẽ bỏ phiếu dựa trên báo cáo của nhóm công tác đó. Cơ chế này được thiết kế để thừa nhận các nước ngoài 12 nước ban đầu, như Thái Lan hoặc Indonesia. Chỉ riêng với Mỹ, TPP 11 sẽ bỏ qua các cuộc thảo luận này vì đã đàm phán mức thuế và các điều khoản khác.

Trước đó, Tokyo từng nói với các thành viên rằng con đường trở lại cho Washington nên được giữ trơn tru. Một số bên cho rằng Nhật Bản cũng hy vọng đẩy nhanh quá trình để tránh phải đàm phán lại các vấn đề đã được giải quyết, chẳng hạn như bãi bỏ thuế quan và thiết lập hạn ngạch nhập khẩu đối với nông sản.

Theo Nikkei, NDH

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video