Việt Nam sẽ thuộc top 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về hàng không vào năm 2030

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 236/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến 2030, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển.

[caption id="attachment_85529" align="aligncenter" width="650"] Vietnam Airlines sẽ là lực lượng nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam trong giai đoạn tới[/caption]

Hiện nay, thị trường hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng trong khi còn ít hãng hoạt động khiến cho không chỉ các nhà đầu tư tư nhân trong nước mà còn cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn tham gia. Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo đến năm 2020, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia, hoạt động trong lĩnh vực hàng không theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với định hướng phát triển hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines là lực lượng vận tải hàng không nòng cốt, có năng lực cạnh tranh quốc tế thuộc nhóm hàng đầu ASEAN để tạo điều kiện cho các hãng hàng không Việt Nam cùng phát triển, đẩy mạnh khai thác thị trường vận chuyển hành khách, hàng hóa nội địa và quốc tế. Theo kế hoạch, Vietnam Airlines sẽ phát triển đội bay lên 116 chiếc cho đến năm 2018.

Bên cạnh đó, với sự tham gia mạnh mẽ của các hãng hàng không tư nhân như VietJet Air, Jestar Pacific, VASCO và Hải âu. Các chuyên gia dự báo, sự phát triển của hàng không giá rẻ bên cạnh hãng hàng không truyền thống cùng với việc xuất hiện thêm hãng bay mới trong tương lai gần, ngành vận tải hàng không Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển vượt mức kỳ vọng. Tuy nhiên, với “chiếc áo” hạ tầng đã quá chật như hiện tại, liệu các hãng hàng không có được bay bổng như mơ ước hay tiếp tục nhường cơ hội cho những đồng nghiệp láng giềng.

Chuyên gia giao thông của JICA, TS. Nguyễn Hữu Đức nhận định, so với Thái Lan, Malaysia, Indonesia,... số lượng hãng hàng không ở Việt Nam vẫn còn rất ít, các hãng vẫn chưa đa dạng đường bay thẳng đến các nước trong khu vực và quốc tế.

“Việt Nam trong tương lai có thể có đến 10 hãng hàng không. Điều đó rất tốt cho người tiêu dùng và nền kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Đặc biệt, Việt Nam cũng cần có thêm nhiều hãng hàng không tư nhân vì họ đem lại lợi ích khá tốt”,ông Đức cho biết. Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết, để tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào ngành hàng không, chính phủ và các cơ quan liên quan cần khắc phục khó khăn về hạ tầng sân bay. Bên cạnh đó, bài toán về nhân sự đối với hàng không Việt Nam cũng là thử thách lớn khi chi phí đào tạo nhân lực cho ngành hàng không hiện nay là không hề rẻ, Việt Nam vẫn đang thuê và sử dụng phần lớn nhân lực từ các hãng bay nước ngoài, đặc biệt là với vị trí phi công.

"Chính phủ đã có định hướng mở rộng 21 cảng hàng không hiện hữu (Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Điện Biên, Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau) để đáp ứng nhu cầu vận tải. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực hàng không. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề cụ thể như quầy làm thủ tục, phòng chờ, cửa ra, sân đỗ máy bay, nơi bảo dưỡng máy bay,...để nâng cao chất lượng cho cơ sở hạ tầng", ông Đức nhận định.

Theo báo cáo mới nhất của cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 1/2018, các hãng hàng không trong nước đã thực hiện tổng cộng 24.094 chuyến bay, trong đó có 21.429 chuyến bay đúng giờ, chiếm tỉ lệ 88,9%. Như vậy, tỉ lệ chậm, hủy chuyến vẫn chiếm 11,1%, tương đương 2.665 chuyến bay. Cụ thể hơn, hãng hãng không quốc gia Vietnam Airlines có tỉ lệ chuyến bay đúng giờ cao nhất trong toàn hệ thống với 90,4%, số chuyến bay chậm, hủy chuyến là 1.024 chuyến, chiếm tỉ lệ 9,6%. Còn hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air lại có 1.180 trong tổng số 9.271 chuyến bay khai thác bị chậm hoặc phải hủy chuyến, chiếm tỉ lệ khá cao với 12,7%.

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video