Việt Nam sắp có nhà máy mạch nha đầu tiên của Đông Nam Á

Vì sao tập đoàn ngũ cốc Interflour lại chọn Việt Nam, vốn là nơi không có khí hậu thuận lợi cho việc sản xuất mạch nha làm nguyên liệu cho bia?

Interflour 1

Theo tin tức gần đây, tập đoàn ngũ cốc Interflour của Úc và Indonesia đã bắt đầu xây dựng nhà máy mạch nha (malt) đầu tiên của Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của các công ty bia trong nước. Trong năm 2015, người Việt đã uống tới 3,4 tỷ lít bia, tăng 4,7% so với năm 2014. Với 9 cơ sở sản xuất tại các nước Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam, Interflour là một trong những công ty xay xát bột mì lớn nhất châu Á với công suất 1,5-1,7 triệu tấn/năm. 2 cổ đông chính của Interflour (mỗi bên nắm 50%) là hợp tác xã xuất khẩu bột mì lớn nhất nước Úc CBH Group, cùng với tập đoàn Salim Group của Indonesia. Tại Việt Nam, Interflour có hai nhà máy, một tại Đà Nẵng và một tại Cái Mép (cách TPHCM 80km về phía Nam). Nhà máy tại Đà Nẵng có công suất 70.000 tấn / năm, còn nhà máy ở Cái Mép lên tới 250.000 tấn / năm. Do có vị trí thuận lợi là gần cảng, Cái Mép cũng là nơi mà Interflour lựa chọn để xây nhà máy sản xuất mạch nha mới. Ông Joe Pampano, giám đốc dự án của Interflour, cho biết: “Cảng Cái Mép mang lại cho chúng tôi lợi thế là có thể nhận các lô hàng lúa mạch (barley) số lượng lớn, cũng như chuyên chở đi thành phẩm bằng container. Hiện tại, tất cả mạch nha ở Việt Nam đều đến từ Úc và Châu Âu, vì vậy một khi xây dựng xong nhà máy này chúng tôi có thể cạnh tranh với các công ty lớn như Joe White Maltings (nhà sản xuất mạch nha lớn nhất của Úc)”.
[caption id="attachment_25319" align="aligncenter" width="580"]Ông Joe Pampano, giám đốc dự án của Interflour - Ảnh: The Weekly Times Ông Joe Pampano, giám đốc dự án của Interflour - Ảnh: The Weekly Times[/caption]

Theo dự kiến, nhà máy sẽ đi vào sản xuất trong tháng 3/2017, với công suất dự định đạt khoảng 184.000 tấn, thay thế được 40% lượng mạch nha nhập khẩu hàng năm của Việt Nam. “Biên lợi nhuận từ mạch nha sẽ vượt xa biên lợi nhuận hiện nay của lúa mì”, ông Pampano cho biết.

Cũng theo ông, nguồn lúa mạch của nhà máy mới sẽ không chỉ đến từ Úc, mà còn được thu mua từ các nước có khả năng cung cấp với giá cạnh tranh. Đây không chỉ là nhà máy mạch nha đầu tiên của Việt Nam mà còn là của cả Đông Nam Á, vốn là khu vực có khí hậu không thuận lợi cho sản xuất mạch nha. Thông thường thì quy trình này thường đòi hỏi nhiệt độ thấp và không khí khô, nhưng nhờ có công nghệ hiện đại và nhân sự trình độ cao, Interflour đang tự tin là sẽ thành công trong việc sản xuất mạch nha ở Việt Nam.

Trước khi chọn lựa Việt Nam làm nơi xây nhà máy, Interflour đã nghiên cứu kỹ triển vọng của thị trường này. Bia đang chiếm đến hơn 97% lượng đồ uống có cồn được hơn 90 triệu dân Việt Nam tiêu thụ hàng năm. Trong vòng 10 năm qua, lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, và cứ mỗi năm thì lại có thêm gần 1 triệu người đủ tuổi uống bia rượu. Theo ông Pampano cho biết, ngay đến cả Heineken cũng không sản xuất kịp để đủ nguồn cung cho thị trường.

Theo The Weekly Times

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video