Việt Nam luôn tích cực tham gia xây dựng ASEAN lớn mạnh, gắn kết

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN Bloomberg 2016 đang diễn ra sáng nay (8/12).

[caption id="attachment_44064" align="aligncenter" width="588"]Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN Bloomberg 2016. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN Bloomberg 2016.[/caption]

Đây là năm thứ ba Hội nghị được tổ chức. Hội nghị thường niên năm nay quy tụ các nhà lãnh đạo ASEAN trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính, thảo luận về các biện pháp để vượt qua những thách thức và xác định những cơ hội quan trọng cho sự tăng trưởng, hợp tác và phát triển.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết đây là thời điểm đánh dấu một năm thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC, khi mà các quốc gia trong ASEAN đang nỗ lực nhằm hiện thực hoá các cam kết phát triển với không gian hợp tác, liên kết sâu rộng trên cả 3 trụ cột chính trị – an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội.

Thực hiện Tầm nhìn 2025, Việt Nam đang cùng các nước ASEAN quyết tâm tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn nữa liên kết ASEAN, xây dựng một Cộng đồng ASEAN vận hành theo luật lệ, thực sự hướng tới người dân, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích cho người dân, có quan hệ rộng mở với các đối tác, có vai trò và vị thế ngày càng quan trọng ở cả khu vực và toàn cầu.

“ASEAN không chỉ là thị trường rộng lớn với dân số hơn 600 triệu người mà còn là khu vực kinh tế có quy mô GDP đạt gần 3.000 tỷ USD đang phát triển mạnh mẽ với cộng đồng doanh nghiệp ASEAN năng động, sáng tạo. Vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, nhất là về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đã nhận được sự tham gia, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, bao gồm cả những tập đoàn hàng đầu trên thế giới”. – Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho biết, từ khi gia nhập ASEAN, năm 1995, Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm, tích cực tham gia xây dựng ASEAN lớn mạnh, gắn kết. Đồng thời, Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của các quốc gia thành viên ASEAN và sự hợp tác có hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư ASEAN và các đối tác đối với tiến trình đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt Nam.

Cho đến nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, có dân số hơn 90 triệu người, với nền kinh tế năng động, năm 2016 tăng trưởng GDP đạt 6,3%, bình quân giai đoạn 2016-220 tăng 6,5-7%. Thương mại có độ mở cao với tổng kim ngạch năm 2016 gấp 1,7 lần GDP, ước đạt 360 tỷ USD và tại Việt Nam đang có 22.000 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với tổng vốn gần 300 tỷ USD. Ngoài ra hiện nay, chúng tôi có 600 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, 3,5 triệu hộ kinh doanh cá thể, và đang hướng tới mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.

Bên cạnh việc là thành viên Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015, Việt Nam đã ký, tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) có độ mở, tiêu chuẩn cao, mở ra không gian hợp tác và phát triển rộng lớn với 55 quốc gia, đối tác, trong đó có các nước G7, 15/20 nước thuộc Nhóm G-20.

“Thế giới và khu vực ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trên nhiều lĩnh vực về an ninh, kinh tế, lương thực, tiền tệ, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa bảo hộ đang có nguy cơ trở lại…. Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc hình thành Cộng đồng ASEAN, các khối thương mại tự do quy mô lớn, tiêu chuẩn cao…” – Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng trong bối cảnh như đã nói trên, các nước ASEAN đoàn kết đẩy mạnh kết nối kinh tế, phát triển hạ tầng giao thông và liên kết mềm nhằm tạo thuận lợi cho lưu chuyển thương mại, đầu tư và dịch vụ qua biên giới; xây dựng thị trường ASEAN thống nhất, hiệu quả. Từng thành viên ASEAN không thể phát triển nếu chỉ dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giản đơn, mà cần đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu sâu hơn và vươn lên các mức giá trị gia tăng cao hơn. Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp ASEAN có vai trò là chủ thể, là động lực của tiến trình liên kết kinh tế và đóng vai trò khởi xướng các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp, tạo động lực mới trong phát triển thương mại và đầu tư.

Mong muốn Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN 2016 hôm nay sẽ thảo luận và chia sẻ cởi mở về các định hướng, cơ hội thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh trong khu vực ASEAN, Thủ tướng cũng mong rằng các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngoài khu vực sẽ tìm thấy cơ hội hợp tác cùng có lợi với các đối tác ASEAN.

”Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và chào đón các doanh nghiệp ASEAN và quốc tế chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư tin cậy và hấp dẫn” – Thủ tướng khẳng định.

chuc de ASEAN Bloomberg 2016

Theo Nam Phương Enternews

 
Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video